Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không?

Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không?

Bánh mì là một trong những món ăn phổ biến ở cả Việt Nam và trên thế giới, có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và tiện lợi khác nhau. Nhưng với người bệnh tiểu đường, liệu đây có phải là một món ăn lành mạnh? Người tiểu đường ăn bánh mì được không? Loại bánh mì nào dành cho người tiểu đường?

Với bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn uống chiếm một phần không kém phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh. Vì thế rất nhiều người quan tâm những món ăn nào khi bị tiểu đường nên ăn và không nên ăn, chẳng hạn như bị tiểu đường ăn bánh mì được không? Hãy cùng đi tìm giải đáp ngay sau đây với MedPlus nhé!

Tiểu đường ăn bánh mì được không?

Bánh mì là một nguồn thực phẩm giàu carb tinh bột để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, với chỉ số đường huyết GI là 79 – thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao nên chắc hẳn nhiều lần bạn đã thắc mắc rằng vậy bị tiểu đường ăn bánh mì được không.

Bởi với chỉ số GI cao đồng nghĩa với việc đường huyết sau ăn bánh mì sẽ tăng cao một cách nhanh chóng, nhất là khi bạn ăn một lượng lớn. Bánh mì cũng tương tự như cơm, đều thuộc nhóm thực phẩm được khuyên nên hạn chế ăn khi bị tiểu đường.

tieu duong 1 - Medplus

Tuy nhiên bên cạnh việc chứa nhiều tinh bột, bánh mì còn cung cấp một số vitamin, khoáng chất, chất béo tốt, protein và chất xơ. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường vẫn ăn bánh mì được nhưng cần đọc kỹ thành phần dinh dưỡng và lựa chọn loại phù hợp.

 

Vậy tiểu đường ăn bánh mì được không: Loại nào là phù hợp?

Câu hỏi “tiểu đường ăn bánh mì được không” có đáp án còn phụ thuộc vào loại bánh mì được nhắc đến. Bởi dù cùng làm từ ngũ cốc thường thấy là lúa mì nhưng bánh mì trắng và bánh mì nguyên cám có rất nhiều điểm khác nhau trong giá trị dinh dưỡng.

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu đôi chút về cấu tạo của các loại ngũ cốc. Chúng thường gồm 3 phần:

  • Nội nhũ: Phần mềm ở trong hạt và chứa nhiều tinh bột.
  • Mầm là lớp tiếp theo chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm các axit béo và vitamin E.
  • Cám là lớp vỏ cứng bên ngoài của hạt chứa nhiều chất xơ và vitamin B.

Bánh mì trắng làm bằng bột mì tức là đã loại bỏ lớp mầm và cám chứa vitamin, chất béo và chất xơ chỉ còn lại phần nội nhũ chứa nhiều tinh bột. Nếu bạn ăn bánh mì trắng, tức là bạn đã bỏ qua việc được hưởng lợi ích sức khỏe từ các thành phần này của ngũ cốc. Hơn thế nữa, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt với chỉ số GI là 69 còn cho tác động nhẹ nhàng đến đường huyết của bạn hơn là bánh mì trắng.

Để có được bánh mì từ ngũ cốc nguyên cám, bạn có thể tự làm tại nhà. Điều này cũng giúp bạn kiểm soát được lượng đường thêm vào bánh và chủ động bổ sung protein và chất xơ hơn. Ví dụ như bạn có thể làm bánh mì phối hợp hạt chia, yến mạch,…Nhưng lưu ý rằng, bánh mì vẫn sẽ là thực phẩm chứa nhiều carb mà người tiểu đường cần ăn có chừng mực đấy nhé!

Gợi ý một số món ngon từ bánh mì cho người tiểu đường

tieu duong 2 1 - Medplus

 

Có thể nói với bệnh nhân tiểu đường, việc ăn uống thỏa thích những món mình thích có thể là một thử thách lớn. Bởi nếu không chọn lựa cẩn thận, những món ăn không chừng mực của bạn có thể làm đường huyết tăng như “tàu lượn siêu tốc”, khó để kiểm soát. Với món bánh mì cũng vậy, nhưng nếu bạn yêu thích món ăn này, có thể thử kết hợp bánh mì theo các gợi ý sau, để có những bữa ăn ngon miệng mà vẫn lành mạnh:

  • Bánh mì ăn kèm với thịt gà nạc cùng với cà chua băm nhỏ, cà rốt bào và dưa chuột.
  • Bánh mì Brioche (Pháp) ăn kèm với mứt trái cây nguyên chất (167Kcal – 23,3g carbs – 6,3g chất béo).
  • Bánh mì ciabatta (bánh mì dép tông) tỏi giảm béo. Lưu ý rằng dù đã được giảm béo nhưng bánh mì bơ tỏi này vẫn chứa một hàm lượng cao calo và chất béo (54Kcal – 8,98g carbs – 1,2g chất béo).
  • Bánh mì chua (Sourdough) ăn kèm với gà, phô mai, mayo ít béo,… (79Kcal – 15,7g carbs – 0,2g chất béo).

Ngoài ra, bạn cũng có thể có nhiều sự kết hợp khác. Quan trọng là bạn biết rõ lượng carb hay chất béo và calo mà bạn dung nạp, đảm bảo không vượt quá mức mỗi ngày. Nếu chưa rõ lượng carb và calo mỗi ngày nên dung nạp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.

Hy vọng các thông tin trên đây đã mang đến cho bạn lời giải đáp cho thắc mắc “tiểu đường ăn bánh mì được không” để có nhiều sự lựa chọn hơn trong chế độ ăn uống với tiểu đường nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: MYTHS BUSTED: Why White Bread Is NOT Just as Healthy as Whole Grain Bread

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.