Định nghĩa
Hội chứng sốc nhiễm độc là bệnh gì?
Hội chứng sốc nhiễm độc là tình trạng hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng do nhiễm độc máu gây ra bởi độc tố của vi khuẩn. Thường hội chứng này là do độc tố sinh ra bởi một loại vi khuẩn là staphylococcus aureus, nhưng cũng có thể gây ra do vi khuẩn streptococcus nhóm A.
Bệnh được biết đến nhiều nhất có liên quan đến việc sử dụng băng vệ sinh siêu thấm hút bị nhiễm độc tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, kể từ khi các nhà sản xuất rút các mặt hàng này ra khỏi thị trường, tỉ lệ bị hội chứng sốc nhiễm độc ở phụ nữ hành kinh đã giảm xuống.
Những ai nào thường mắc phải hội chứng sốc nhiễm độc?
Cả 2 giới đều có thể mắc hội chứng sốc nhiễm độc do các vết thương hoặc nhiễm trùng ở da, phổi, họng hoặc xương. Phụ nữ có nguy cơ nhiễm cao hơn trong quá trình kinh nguyệt. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng sốc nhiễm độc là gì?
Các triệu chứng do vi khuẩn staphylococcus aureus gây ra bao gồm lạnh run hoặc sốt đột ngột (nhiệt độ thường cao trên 39°C), đau cơ nhiều, nôn, tiêu chảy, khát nước, tim đập nhanh, phát ban đỏ như bị cháy nắng, yếu cơ nghiêm trọng, đau đầu, lú lẫn, và tụt huyết áp.
Các triệu chứng của hội chứng sốc nhiễm độc do vi khuẩn streptococcus cũng bao gồm khó thở, chóng mặt, yếu và tim đập nhanh. Vết thương bị nhiễm trùng có thể sưng đỏ, chức năng thận và gan cũng có thể bị suy.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy nhớ rằng hội chứng này có thể đe dọa tính mạng do nhiễm độc trong máu. Nên gọi bác sĩ nếu bạn:
- Có các triệu chứng của hội chứng sốc nhiễm độc. Bệnh tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
- Thấy các vết thương như bị nhiễm trùng.
- Bị sốt hoặc phát ban, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt và khi đang sử dụng tampon hoặc nếu bạn vừa trải qua phẫu thuật gần đây.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hội chứng sốc nhiễm độc là gì?
Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Staphylococcus aureus. Hội chứng có liên quan đến việc sử dụng băng vệ sinh, miếng xốp ngừa thai, cũng như các phương pháp tránh thai sử dụng màng ngăn.
Dạng thứ hai gây ra do vi khuẩn Streptococcus pyogenes sau khi chúng vào cơ thể qua vùng da bị tổn thương do các vết thương gây ra do phẫu thuật hoặc chấn thương nhỏ như vết cắt, vết trầy và các vết phồng rộp của bệnh thủy đậu bội nhiễm.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng sốc nhiễm độc?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hội chứng sốc nhiễm độc, bao gồm:
- Bị cắt phải da hoặc bỏng da;
- Vừa phẫu thuật gần đây;
- Sử dụng miếng xốp, màng ngăn tránh thai hoặc tampon siêu thấm;
- Nhiễm siêu vi, chẳng hạn như cúm hoặc thủy đậu.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng sốc nhiễm độc?
Chẩn đoán sớm và nhập viện điều trị là cần thiết. Các biến chứng thường bao gồm bong da ở bàn tay và bàn chân, rụng tóc và móng tay, suy thận, suy tim sung huyết và suy hô hấp.
Bác sĩ có thể yêu cầu truyền dịch qua tĩnh mạch và kháng sinh khi bệnh nhân nhập viện. Các vấn đề về hô hấp có thể cần đến oxy liệu pháp và thông khí cơ học. Việc chạy thận có thể được áp dụng đối với tình trạng suy thận.
Sau khi các triệu chứng đã được kiểm soát và các mối nguy hiểm ban đầu đã được loại bỏ, bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà. Vẫn có thể tiếp tục cần đến kháng sinh. Nghỉ ngơi kèm theo tăng các hoạt động trở lại từ từ là khá quan trọng. Uống nhiều nước và có một chế độ ăn uống cân bằng.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng sốc nhiễm độc?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên bệnh sử, các triệu chứng, khám thực thể và các xét nghiệm máu. Tuy nhiên không có xét nghiệm đơn độc nào đủ chẩn đoán hội chứng. Bạn có thể cần cung cấp mẫu máu và nước tiểu để tìm sự hiện diện của nhiễm trùng. Có thể phải lấy dịch âm đạo, cổ tử cung và phết họng để phân tích.
Bởi vì hội chứng sốc nhiễm độc có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau nên bác sĩ của bạn có thể chỉ định các xét nghiệm khác, chẳng hạn như chụp cắt lớp (CT), chọc dò tủy sống thắt lưng hoặc chụp X-quang ngực để đánh giá mức độ lan rộng của bệnh.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng sốc nhiễm độc?
Hội chứng sốc nhiễm độc có thể được hạn chế nếu bạn:
- Thay băng vệ sinh thường xuyên.
- Sử dụng đủ liều kháng sinh.
- Rửa tay kĩ trước khi cho băng vệ sinh vào. Vi khuẩn được tìm thấy ở da, đặc biệt là ở bàn tay.
- Hiểu rằng hội chứng sốc nhiễm độc có thể tái phát. Bệnh nhân đã mắc bệnh một lần có thể tái phát bệnh trong tương lai
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về hội chứng sốc nhiễm độc. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Toxic Shock Syndrome
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: