Không quá cầu kỳ để có được ly cà chua dầm đường giải nhiệt cho ngày nắng nóng. Bạn chỉ cần chuẩn bị cần vài trái cà chua chín, ít đường thêm những viên đá lạnh thôi đó. Đừng ngại ngần để làm thử với Medplus hôm nay bạn nhé!
1. Nguyên liệu làm cà chua dầm đường
- 4 trái cà chua chín
- 100gr đường
- Một ít đá
2. Hướng dẫn chọn mua cà chua chín

- Chọn qua màu sắc:
Những quả cà chua chín mọng tự nhiên không bị giấm thuốc và không có thuốc kích thích thường có vỏ căng mọng và màu đỏ. Nếu như bạn để ý chút thì có thể lấy những lấm tấm màu trắng ở thịt quả qua vỏ.
- Chọn qua cuống:
Cuống cà chua cũng là một trong những bộ phận để nhận biết đó có phải là cà chua chín cây an toàn hay không nữa đó. Nếu cuống cà chua còn tươi, xanh và khi dùng tay kéo nhẹ cuống ra thì cuống vẫn còn dính chặt vào quả, mà quả đã chín thì đó là quả chín cây. Tuy nhiên với mẹo này thì bạn chỉ có thể áp dụng với những quả nào còn cuống thôi.
3. Các bước làm cà chua dầm đường

- Chần sơ cà chua qua nước sôi, lột bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài.
- Cắt đôi cà chua, cho đường cát trắng vào.
- Dằm cà chua hơi nhuyễn rồi để khoảng 5 phút cho tan hết đường.
- Cho đá vào rồi dùng lạnh.
4. Những ai nên hạn chế ăn cà chua?
4.1 Người bị gout
Những người bệnh gút có quá trình chuyển hóa purin bị rối loạn làm tăng acid uric trong máu. Cà chua là một thực phẩm tương đối nhiều purin do đó không có lợi cho người bệnh gút.
Cà chua cũng giàu vitamin C nên khi người bị gút ăn vào thì vitamin C sẽ kết hợp với axit uric gây kết tủa.
.42 Người hay lạnh bụng
Bên cạnh đó, cà chua có tính mát nên những người kém ăn, hay bị lạnh bụng, đầy bụng thì không nên ăn nhiều. Để tránh những tác hại trên, dùng toàn bộ quả cà chua hoặc thức ăn chế biến nhưng không thêm muối hoặc giảm lượng natri.
Lương y Minh nhấn mạnh: Cà chua là thực phẩm có nhiều công dụng nhưng nên ăn với lượng vừa phải, không sẽ sinh ra chứng đầy bụng, đi ngoài và nhiều bệnh khác.
4.3 Người bệnh thận
Khi thận yếu, chức năng lọc giảm nên có thể làm tăng kali huyết. Cà chua tương đối giàu kali làm tăng gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ suy thận.
Bởi vậy những người đã được chẩn đoán bệnh thận, những người đang phải chạy thận nên hạn chế ăn thực phẩm này.
4.4 Người hay lạnh bụng
Bên cạnh đó, cà chua có tính mát nên những người kém ăn, hay bị lạnh bụng, đầy bụng thì không nên ăn nhiều. Để tránh những tác hại trên, dùng toàn bộ quả cà chua hoặc thức ăn chế biến nhưng không thêm muối hoặc giảm lượng natri.
Lương y Minh nhấn mạnh: Cà chua là thực phẩm có nhiều công dụng nhưng nên ăn với lượng vừa phải, không sẽ sinh ra chứng đầy bụng, đi ngoài và nhiều bệnh khác.
4.5 Cẩn thận với cà chua đã chế biến
Theo lương y Hồng Minh, cà chua ở dạng tự nhiên rất giàu chất dinh dưỡng nhưng nhiều chế phẩm từ cà chua, chẳng hạn như nước sốt cà chua, canh cà chua đóng chai, nước ép cà chua, nước sốt làm mì ống chứa một lượng natri tương đối lớn.
Dư thừa natri ảnh hưởng rất lớn tới người viêm khớp, tim mạch, thừa cân. Do đó những đối tượng này nên bổ sung cà chua tươi nhưng hạn chế cà chua dạng đã chế biến.
Quá dễ dàng để làm cà chua dầm đường phải không nào? Những ngày nắng nóng thế này, bạn đừng ngần ngại làm thử để cả nhà giải nhiệt nhé, mọi người sẽ thích lắm đấy!
Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn hay ho cho các bạn khám phá, đừng quên cập nhật Medplus thường xuyên.
Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ cà chua:
- Đổi vị cho cả nhà với nghêu nhồi thịt sốt cà chua ngon khó cưỡng
- Mẹo làm tôm sốt cà chua đơn giản, tiết kiệm thời gian cho người bận rộn
- Bữa cơm hấp dẫn với thịt bò viên sốt cà chua đậm đà, nóng hổi
- Cánh gà chiên giòn sốt cà chua, chua ngọt nóng hổi ai cũng mê
- Học làm bánh xốp cà chua lạ miệng, thơm ngon đãi cả nhà
- Bữa cơm đậm vị, bổ dưỡng với cá hồi sốt cà chua
- Chia sẻ cách làm cá thu Nhật sốt cà tăng hương vị cho bữa cơm gia đình
Nguồn: Tổng hợp