Răng khôn bị sâu là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng không hiếm gặp, thường khiến bạn phải đối mặt với tình trạng đau đớn rất khó chịu.
Răng khôn có thể bị sâu không? Câu trả lời là răng khôn cũng như các răng khác đều có thể bị sâu! Răng khôn hay còn được gọi có tên gọi là răng hàm lớn thứ ba hoặc răng số 8. Chúng thường mọc trong khoảng từ 17 đến 25 tuổi, thậm chí là muộn hơn và khi mọc sẽ gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu. Việc chăm sóc chiếc răng nằm trong ngõ hẹp này cũng rất khó khăn nên nguy cơ chúng bị sâu là rất cao. Hãy cùng MedPlus tìm hiểu xem nguyên nhân, cách xử lý và những thông tin liên quan về răng khôn bị sâu nhé!
Nguyên nhân dẫn đến răng khôn bị sâu
Răn khôn nằm cạnh các răng có chức năng nhai trong cung hàm và khi mọc sẽ thường xảy ra tình trạng mọc lệch, mọc xô và mọc chen chúc nhau. Cũng chính vì chúng mọc ở khu vực phía trong cùng, khá hẹp trong khoang miệng nên việc vệ sinh khá khó khăn. Những mảng bám thức ăn lâu ngày không được loại bỏ vệ sinh dần dần trở thành cao răng. Từ đó, những vi khuẩn trú ngụ trong cao răng sẽ tấn công men răng dẫn đến sâu răng. Theo Báo cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (American Dental Association), tỷ lệ các ca phải nhổ răng khôn vì lý do sâu răng chiếm 15%.
Dấu hiệu nhận biết khi răng khôn bị sâu
Khi răng khôn bị sâu ở giai đoạn đầu, chúng ta sẽ khó có thể nhận biết vì chúng nằm sâu trong cung hàm. Thế nhưng, nếu không xử lý kịp thời thì về sau tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng hơn làm lây nhiễm đến các răng hàm bên cạnh. Do đó, bạn đừng nên bỏ qua bất kỳ triệu chứng nào, chẳng hạn như:
- Cảm thấy đau hoặc nhạy cảm ở phần nướu
- Nướu mềm hoặc sưng
- Nướu sưng đỏ hoặc chảy máu
- Chất dịch màu trắng rỉ xung quanh răng
- Hơi thở hôi và mùi vị khó chịu trong miệng (thường là vị kim loại)
- Đau, sưng hàm và hàm cứng
- Khó khăn trong việc cử động miệng, khi nói chuyện và thậm chí là thở.
Tất cả những dấu hiệu trên báo hiệu rằng chiếc răng số 8 đang bị tổn thương hoặc nhiễm trùng cần được xử lý kịp thời.
Ngoài những dấu hiệu kể trên, bạn còn có thể gặp phải những chứng đau đầu, sốt, buồn nôn khi răng số 8 đang bị tổn thương. Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu trên, hãy đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Răng khôn bị sâu gây ra những ảnh hưởng gì?
Khi răng khôn bị sâu, bạn sẽ phải điều trị những triệu chứng gây khó chịu và cản trở công việc thường ngày. Nếu bạn không xử lý kịp thời thì sẽ xảy ra rất nhiều hậu quả về sau. Cụ thể như là:
1. Răng khôn bị sâu ảnh hưởng đến răng xung quanh
Khi răng số 8 bị sâu, những vi khuẩn từ ổ sâu này sẽ lan đến những răng hàm bên cạnh và có thể gây ra tình trạng sâu răng “trên diện rộng”. Ở giai đoạn đầu khi mới bị sâu răng, vi khuẩn tấn công vào lớp men răng. Tuy nhiên, về lâu về dài thì các vi khuẩn này bắt đầu xâm nhập vào bên trong tủy – nơi tập trung nhiều dây thần kinh và các mạch máu. Hậu quả là các tổn thương sẽ khiến bạn vô cùng đau nhức và nguy cơ bị mất răng ngày càng cao hơn.
2. Răng số 8 bị sâu ảnh hưởng đến các hệ cơ quan và sức khỏe tổng thể
Tình trạng răng khôn bị nhiễm trùng có thể khiến vi khuẩn lây lan khắp cơ thể và ảnh hưởng đến các hệ cơ quan và sức khỏe tổng thể, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Ngoài ra, việc răng số 8 bị sâu cũng có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa gây ra các vấn đề như đau dạ dày, sa dạ dày… Nguyên nhân chính là vì răng số 8 bị sâu có thể khiến bạn không thể nhai thức ăn một cách bình thường nên dẫn đến việc nhai không kỹ, biếng ăn.
3. Răng khôn bị sâu răng khôn gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày
Khi chiếc răng hàm thứ 3 này bị sâu, bạn sẽ phải chịu đựng những cơn ê buốt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ hằng ngày và kéo theo đó là hiệu suất công việc có thể bị giảm sút. Ngoài ra, bạn có thể có sự thay đổi trong tính cách như khó chịu, cáu gắt làm giảm đi chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến các mối quan hệ.
Bị sâu răng khôn phải làm sao? Cách chăm sóc sau khi xử lý
1. Cách xử lý răng số 8 bị sâu
Tùy vào mức độ sâu nặng hoặc nhẹ, nha sĩ sẽ quyết định nên cho bạn uống thuốc hoặc trám hay là nhổ đi chiếc cho răng đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Thông thường sẽ có những cách chữa trị như sau:
- Fluoride: Phương pháp này dùng cho răng đang bị sâu nhẹ, mục đích là làm giảm nguy cơ vi khuẩn tạo axit. Bạn có thể nhận chất này thông qua việc đánh răng bằng kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa fluoride.
- Trám răng: Phương pháp trám răng dành cho răng khôn đã xuất hiện những lỗ sâu nhưng chưa xâm nhập vào tủy. Hãy tham khảo thêm những điều bạn cần biết khi trám răng tại đây.
- Điều trị tủy: Phương pháp này dành cho lỗ sâu đã xâm nhập vào bên trong tủy răng. Chính vì phần tủy có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh nên sẽ gây khó chịu hơn so với 2 phương pháp trên.
- Nhổ bỏ răng: Phương pháp nhổ bỏ răng khôn nên được thực hiện khi răng đã bị nhiễm trùng trầm trọng và sắp lan sang vị trí răng bên cạnh. Hãy tham khảo những điều cần làm trước và sau khi nhổ răng khôn tại đây.
2. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng số 8 bị sâu
Sau khi xử lý nhổ bỏ răng số 8 bị sâu, bạn cần thực hiện những điều sau đây:
- Ngậm chặt bông gòn từ 1,5 – 2 giờ đến khi máu ngưng chảy hoàn toàn. Nếu máu tiếp tục chảy, bạn nên thay bông gòn mới và liên hệ với nha sĩ.
- Ngày đầu sau khi nhổ, bạn nên chườm lạnh để giảm sưng cho vùng môi, má trong vòng 15 phút. Những ngày sau trở đi, hãy chuẩn bị khăn ấm để đắp lên giúp làm tan máu tụ và giảm sưng.
- Uống thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn và nghỉ ngơi. Tránh súc miệng, khạc nhổ, làm việc nặng trong vòng 24 giờ sau khi nhổ.
- Trong những ngày đầu sau khi nhổ, bạn nên ăn thực phẩm mềm như cháo, súp và uống sữa để răng có thể nghỉ ngơi. Bổ sung thực phẩm như: bơ, yến mạch, cá hồi,… để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Hạn chế ăn những thực phẩm cứng, cay, chua và tiêu thụ chất kích thích.
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách xử lý răng khôn khi bị sâu nhé! Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Wisdom Tooth Decay: Symptoms and Treatments
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: