Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Mách bạn 6 cách trị đau họng có đờm tại nhà

đau họng có đờm

Đau rát cổ họng có đờm hay đau họng ho có đờm đều có thể là những triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý nhiễm trùng do virus và vi khuẩn, phổ biến nhất là cúm và viêm họng. Bài viết sau sẽ bật mí các cách trị đau họng có đờm tại nhà đơn giản, giúp bạn sớm lấy lại sức khỏe để tiếp tục công việc và học tập.

Thực tế, trong cổ họng chúng ta luôn có một lượng chất nhầy nhất định, là hàng rào bảo vệ và hỗ trợ hệ hô hấp. Khi ốm bệnh, chất nhầy này trở nên đặc hơn và chuyển màu vàng xanh vì phải giữ lại các hạt bụi hay virus, vi khuẩn xâm nhập. Đây chính là đờm (đàm) vốn gây phiền toái cho nhiều người. Bạn hãy thử các biện pháp trong bài viết dưới đây để nhanh chóng chấm dứt tình trạng khó chịu này nhé!

1. Làm ẩm không khí hơn

Giữ cho môi trường không khí xung quanh bạn không quá khô có thể làm dịu tình trạng đau rát cổ họng có đờm. Bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm phun sương để làm ẩm không khí liên tục và an toàn cả ngày. Hãy lưu ý luôn thay nước mới mỗi ngày và vệ sinh máy theo hướng dẫn từ nhà sản xuất để ngừa tình trạng phát sinh nấm mốc.

2. Bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng là cách trị đau họng có đờm

 

Một cách trị đau họng có đờm đơn giản khác chính là cố gắng uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm. Nước ấm giữ cho cổ họng vừa đủ ẩm vừa giúp đờm dễ long ra, giảm cảm giác đau. Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể uống nước trái cây (không lạnh), nước hầm xương hoặc ăn súp, cháo để vừa đảm bảo đủ chất và đủ lượng dịch lỏng nạp vào.

3. Tăng cường sức khỏe hệ hô hấp bằng cách ăn uống

dau hong co dom 1 - Medplus

 

Trong bữa ăn hàng ngày, hãy chọn ăn những món có chanh, mật ong, gừng và tỏi. Đây đều là các thành phần dễ tìm, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cảm lạnh, đau họng ho có đờm.

Ngoài ra, nếu mắc các bệnh đường hô hấp do virus (như cúm), bạn có thể thử ăn hoặc dùng chất bổ sung có các thành phần như:

  • Chiết xuất rễ cây cam thảo (trà cam thảo)
  • Nhân sâm
  • Các loại quả mọng (berry)
  • Echinacea (hoa cúc tím)
  • Quả lựu
  • Trà ổi
  • Kẽm dạng viên uống bổ sung.

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo toa nào, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ chất nào vào chế độ ăn uống của mình nhằm tránh tương tác thuốc.

4. Súc miệng bằng nước muối: Cách trị đau họng có đờm đơn giản

 

Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp bạn làm sạch đờm bám ở cổ họng, diệt khuẩn cũng như làm dịu cơn đau họng khó chịu. Nếu không có nước muối sinh lý, bạn có thể tự pha dung dịch nước muối để súc miệng theo tỉ lệ một cốc nước ấm với 1/2 đến 3/4 thìa cà phê muối.

Súc muối trong 30-60 giây, ngửa cổ để súc kỹ ở vùng hầu họng thay vì chỉ súc trong khoang miệng, sau đó phun ra, không cần súc lại với nước thường. Bạn có thể súc lại lần nữa nhưng tránh giữ nước muối trong họng quá lâu có thể gây rộp lưỡi, tổn thương niêm mạc miệng.

5. Sử dụng tinh dầu khuynh diệp (cây bạch đàn)

 

Dùng tinh dầu khuynh diệp là cách trị đau họng có đờm khá hiệu quả. Loại tinh dầu này giúp làm lỏng chất nhầy (long đờm) để bạn có thể khạc nhổ dễ dàng hơn. Đồng thời, nếu bạn bị ho dai dẳng, xông tinh dầu khuynh diệp sẽ làm dịu cơn ho đáng kể.

Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán để vừa làm ẩm không khí vừa tận dụng được lợi ích của tinh dầu bằng cách hít vào.

6. Dùng thuốc

dau hong co dom 2 1 - Medplus

 

Một cách trị đau họng có đờm triệt để hơn chính là dùng thuốc (cả kê toa và không kê toa). Tuy nhiên, phác đồ điều trị đau họng ho có đờm không cố định vì mỗi một trường hợp sẽ có nguyên nhân và các triệu chứng khác nhau.

Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng hoặc yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất với bạn.

Các loại thuốc thường có trong phác đồ điều trị đau họng có đờm bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc giảm đau hạ sốt
  • Thuốc long đờm
  • Kẹo ngậm họng.

Đối với thuốc kháng sinh, hãy lưu ý tránh việc tự ý sử dụng hay ngừng sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh phải tuân thủ về liều dùng và cách dùng một cách chính xác nhất.

Khi nào bạn cần đến bác sĩ?

Trong đa số trường hợp, đau họng có đờm thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng đờm nhiều gây khó chịu, ho thường xuyên và cảm giác đau rát không thuyên giảm, bạn nên đi khám ngay vì các triệu chứng này có thể do những vấn đề về sức khỏe khác gây ra, chẳng hạn như:

  • Trào ngược axit
  • Dị ứng
  • Hen suyễn
  • U xơ nang
  • Viêm phế quản mạn tính
  • Các bệnh phổi khác.

Bên cạnh đó, đừng chần chừ việc thăm khám nếu bạn đã bị đau họng có đờm trong thời gian dài (một tháng trở lên) hay có các triệu chứng khác, như:

  • Đau họng đờm có máu
  • Đau tức ngực
  • Thở nông, khò khè.

Điều quan trọng mà bạn cần lưu tâm chính là cơ thể chúng ta luôn sản xuất chất nhờn trong cổ họng. Đờm hình thành thường là phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng. Thông thường, việc điều trị nhiễm trùng ở đường hô hấp đã bao gồm cả điều trị triệu chứng như sốt, đau họng, ho… nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng thêm các cách trị đau họng có đờm tại nhà như trên nếu cần thiết.

Như vậy, qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về cách trị đau họng có đờm tại nhà. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Sore Throat And Thick Saliva Or Mucus

7 Ways to Get Rid of Phlegm: Home Remedies, Antibiotics, and More

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.