Bong tróc da tay ở phụ nữ mang thai mặc dù chỉ gây thương tổn ngoài da nhưng bệnh lý này có tính chất dai dẳng, bong tróc, có thể ngứa ngáy kéo dài và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào khi bị bong tróc da tay trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Mẹ bầu bị bong tróc da tay nên ăn gì để giúp cải thiện sức khỏe thai kỳ?
Sự thay đổi hormone thai kỳ có thể mang lại nhiều thay đổi cho cơ thể, một trong số đó là biểu hiện da khô bong tróc. Lý do là quá trình thay đổi nồng độ nội tiết tố sẽ khiến da mất đi tính đàn hồi và độ ẩm cần thiết, kết hợp với việc da bị kéo giãn ra để thích nghi với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.Tất cả những yếu tố trên đều dẫn đến da khô, đỏ, ngứa, bong tróc
Mẹ bầu bị bong tróc da tay nên ăn gì: Cá hồi

Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng đầu cho bà bầu. Bà bầu có thể ăn cá hồi ở những tháng trong thai kỳ và sau thai kỳ. Ăn cá hồi giúp mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất tốt như: protein lành mạnh, acid béo Omega-3, vitamin A, vitamin B6, vitamin B12. Các nguyên tố vi chất như: canxi, li, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic…
Các món ăn từ cá hồi tốt cho bà bầu
Những món ăn từ cá hồi tốt cho bà bầu.
- Cá hồi sốt cà chua cho bà bầu
- Cá hồi hấp cho bà bầu
- Súp cá hồi cho bà bầu
- Ruốc cá hồi cho bà bầu
Mẹ bầu bị bong tróc da tay nên ăn gì: Tỏi

Tỏi là gia vị có chứa nhiều sulfur (lưu huỳnh); đây là một chất cần thiết cho quá trình sản xuất collagen trong cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn chứa lượng lớn axit lipoic và taurine; giúp tái tạo các collagen bị tổn hại, phục hồi cấu trúc da. Tỏi cũng được xem là một chất kháng viêm tự nhiên tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai có thể sử dụng. Trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh từ môi trường.
Lưu ý bà bầu khi ăn tỏi
- Không nên ăn tỏi, uống nước ép tỏi khi đói. Các mẹ sẽ gặp ngay các triệu chứng: buồn nôn, khó chịu, tiêu chảy vì tỏi chứa chất oxy hóa khá mạnh, bào mòn đường ruột và chất fructan sẽ làm cho dạ dày chứa đầy chất khí rất nguy hại.
- Ăn tỏi tươi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo. Bất kỳ dấu hiệu chảy máu âm đạo nào sau khi ăn tỏi cần gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Bà bầu bị huyết áp thấp không nên sử dụng tỏi vì tỏi có thể làm giảm lượng huyết áp.
- Ăn nhiều tỏi có thể khiến mẹ bầu bị loãng máu. Tỏi có đặc tính làm loãng máu, tốt nhất trước 2 tuần sinh mẹ không nên ăn tỏi.
Mẹ bầu bị bong tróc da tay nên ăn gì: Vitamin C

Vitamin C là một trong vài nhân tố quan trọng; góp phần vào quá trình sản sinh ra collagen – loại protein tương thích nhất với làn da. Vitamin C sẽ giúp thúc đẩy sự thư giãn hệ thần kinh; ổn định tâm lý và tăng cường hoạt động của hệ thống thần kinh ở tim. Mẹ bầu bị viêm da cơ địa nên chọn nước cam hoặc chanh pha với nước ấm uống hàng ngày; rất có hiệu quả trong việc bổ sung cung cấp chất dinh dưỡng. Đồng thời, hồi phục tổn thương nhanh chóng. Chất chống oxy hóa có trong chanh, cam giúp điều tiết lưu thông máu, làm phục hồi nhanh chóng các cơn đau và giảm tình trạng viêm nhiễm.
Mẹ bầu bị bong tróc da tay không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị bong tróc da tay
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị viêm tai ngoài nên ăn gì để giảm viêm nhiễm?
- Mẹ bầu bị viêm đại tràng nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Mẹ bầu bị viêm ruột thừa nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Mẹ bầu bị viêm kết mạc nên ăn gì để cải thiện mắt?
- Mẹ bầu bị viêm màng ối nên ăn gì để tăng sức đề kháng?
- Mẹ bầu bị thiếu hồng cầu nhỏ nên ăn gì để cải thiện máu?
Nguồn: Tổng hợp