Trong một số trường hợp, bùn túi mật có thể tự biến mất, nhưng nếu bùn túi mật nhiều lên không kiểm soát, chúng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Vậy làm thế nào khi bị bùn túi mật trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị bùn túi mật nên ăn gì để giúp cải thiện sức khỏe thai kỳ?
Tình trạng này chủ yếu xảy ra khi túi mật chứa đầy cholesterol dư thừa và không sản sinh đủ dịch mật. Dịch mật có tác dụng làm nhũ hóa chất béo, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng này. Một khi cơ thể không sản sinh đủ dịch mật, chất béo cũng không được tiêu hóa hoàn toàn mà chuyển thành bùn túi mật.
Mẹ bầu bị bùn túi mật nên ăn gì: Thực phẩm giàu Protein
Protein giúp hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể. Protein chiếm tới trên 50% khối lượng của tế bào; thiếu protein dẫn đến suy dinh dưỡng, gây suy giảm hệ miễn dịch; ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh trong cơ thể. Với chế độ ăn giàu protein, không có loại thực phẩm nào tuyệt đối không được sử dụng; mà chỉ ưu tiên sử dụng các thức ăn chứa nhiều protein có lợi.
Các thực phẩm giàu protein được khuyến khích sử dụng:
- Các thực phẩm chứa nhiều protein có lợi như thịt nạc, hải sản, các loại đậu, đậu nành, sữa ít béo, trứng, các loại hạt cứng, các loại mầm.
- Các loại rau xanh, bao gồm các loại rau có lá màu xanh, ớt chuông, các loại nấm, và các loại rau thuộc họ cải.
- Các loại trái cây có hàm lượng đường thấp, chẳng hạn như việt quất, dâu tây, phúc bồn tử (mâm xôi)
Lưu ý khi sử dụng thực phẩm bổ sung giàu Protein
Khi hấp thụ quá nhiều Protein động vật; cơ thể sẽ gặp các chứng bệnh về tim mạch, béo phì và hàm lượng cholesterol trong máu cao quá mức cho phép. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, có thể dẫn đến biến chứng thành nhiều bệnh khác. Do đó, cần có chế độ liều lượng nhất định và mẹ bầu hãy bổ sung thêm các loại thẩm phẩm chứa protein từ thực vật trong bữa ăn.
Mẹ bầu bị bùn túi mật nên ăn gì: Các loại đậu
Đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm axit folic. Dưỡng chất vitamin B9 có trong đậu có tác dụng giảm nguy cơ bùn túi mật; ngăn ngừa sự phát triển của ung thư vú,… Trong các thực phẩm học đậu còn chứa Lecithin bao gồm choline, axit béo, glycerol, glycolipids, phospholipids, phosphoric acid và triglyceride. Hàm lượng lecithin thấp trong dịch mật có thể thúc đẩy sự hình thành sỏi mật cholesterol. Lượng sắt dồi dào có trong các loại đậu giúp sản sinh ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, giúp đảm bảo lượng máu cần thiết cho bà bầu khi mang thai, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ.
Các loại đậu tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai:
- Đậu đen
- Đậu xanh
- Đậu ngự
- Đậu Hà Lan
Mẹ bầu bị bùn túi mật nên ăn gì: Rau xanh giàu chất xơ
Chất xơ trong rau xanh giúp Ổn định và cân bằng nội tiết tố, cải thiện được chức năng tiêu hóa; giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể; nâng cao sức đề kháng, giúp chống lại các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh; giúp máu lưu thông lên não được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Cơ thể mẹ bầu sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng trong các bữa ăn; giúp thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ độc tố và quét sạch cặn bã ra bên ngoài.
Chất xơ có trong một số thực phẩm như:
- Các loại củ quả: cà rốt, mướp đắng súp lơ, khoai lang,…
- Các loại ngũ cốc: đậu phụ, ngũ cốc xay, gạo lứt, yến mạch nguyên cám,…
- Các loại rau: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, rau cải các loại, bầu bí mướp, măng, xà lách, củ cải đỏ.
- Các loại quả: cam, quýt, bưởi, mận, dâu tay, dưa hấu
Lưu khi bà bầu ăn rau xanh
- Rau có chứa nhiều chất xơ, vitamin C nên khi nấu mẹ cần phải đậy nắp.
- Khi sôi chín tới thì tắt bếp, không nên để sôi quá lâu.
- Rau xanh có thể ăn lẩu, khi nước sôi mẹ nhúng rau chín tới và vớt ra, điều này có thể diệt được ký sinh trùng bám trên rau mà không làm mất đi lượng vitamin C.
Mẹ bầu bị bùn túi mật không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị bùn túi mật
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị viêm tai ngoài nên ăn gì để giảm viêm nhiễm?
- Mẹ bầu bị viêm đại tràng nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Mẹ bầu bị viêm ruột thừa nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Mẹ bầu bị viêm kết mạc nên ăn gì để cải thiện mắt?
- Mẹ bầu bị viêm màng ối nên ăn gì để tăng sức đề kháng?
- Mẹ bầu bị thiếu hồng cầu nhỏ nên ăn gì để cải thiện máu?
Nguồn: Tổng hợp