Ngày mới sẽ giàu năng lượng hơn với chiếc bánh mì khoai lang tím siêu ngon, siêu hấp dẫn mà Medplus sắp giới thiệu đến chị em. Vẫn là những nguyên liệu quen thuộc cùng với vài món đồ bếp lỉnh kỉnh là bạn đã có được bữa sáng lạ miệng đãi cả nhà rồi. Ngại gì mà không thử ngay nhỉ?
1. Nguyên liệu cần thiết làm bánh mì khoai lang tím
1.1 Phần bánh
- 75g khoai lang tím nghiền mịn
- 200g bột bánh mỳ
- 50g bột mỳ đa dụng
- 6g men nở instant dry yeas
- 30g đường cát
- 25g sữa đặc
- 120g sữa tươi không đường
- 25g bơ nhạt
- 5g bột quế
- 20g nho khô
- 1 nhúm nhỏ muối
1.2 Lớp phủ
- 40g bột bánh mỳ
- 10g đường cát
- 55g sữa tươi không đường
1.3 Dụng cụ làm bánh mì khoai lang tím:
- Lò nướng
- Túi bắt kem
- Bát
- Phới lồng
2. Cách chọn mua khoai lang làm bánh
- Khi mua khoai lang, chị em nên chọn củ khoai lang còn cứng tươi, không bị thâm dập hay bị nứt, sứt, không nên mua của quá to dễ bị xơ mà chỉ chọn củ cỡ vừa.
- Đặc biệt với cách lựa khoai lang bạn nên tránh những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà hay đã hỏng nếu bạn không biết cách mua thì những củ này chắc chắn không ăn được nhé.
3. Các bước làm bánh mì khoai lang tím
- Cho bột bánh mỳ, bột mỳ đa dụng, men nở, bột quế vào âu, dùng phới lồng trộn đều.
- Tiếp đến cho hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi vào, trộn cho sữa quyện với bột.
- Thêm khoai nghiền vào âu, dùng tay nhào đến khi cảm thấy tay sạch thì cho bơ, tiếp tục nhào đều cho bột đàn hồi, dẻo dai.
- Cho nho khô vào, nhào đều lần nữa.
- Sau đó để bột nghỉ 1 tiếng hoặc cho đến khi nó nở gấp đôi. Các bạn nhớ lấy vải ướt phủ lên âu để bột khỏi bị khô.
- Chia bột thành 6 phần bằng nhau, vo tròn.
- Đặt bột lên khay nướng đã chống dính bằng giấy nến, nhấn nhẹ xuống. Cho bột nghỉ thêm 30 phút.
- Cho nguyên liệu phần lớp phủ vào âu nhỏ, khuấy đều rồi cho vào túi bắt kem. Đập trứng vào bát, đánh tan.Dùng chổi phết đều hỗn hợp trứng, sau đó bắt phần phủ thành hình chữ thập lên mặt bánh.
- Cho khay vào lò nướng ở 180 độ C trong khoảng 15 phút hoặc đến khi bánh chuyển màu vàng nâu là được.
4. Những ai không nên ăn khoai lang
4.1 Ăn lúc đói
Ăn khoai khi đói dễ gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng… Nguyên nhân là do lượng đường trong khoai nhiều, ăn lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị.
4.2 Bị bệnh thận
Những người mắc bệnh thận tuyệt đối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali. Do chức năng thật yếu kali không được chuyển hóa hết sẽ có nguy cơ làm loạn nhịp tim, yếu tim.
4.3 Hệ tiêu hóa kém
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
Nguyên nhân là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.
4.4 Vừa ăn quả hồng xong
Lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
Món bánh mì khoai lang cho bữa sáng giàu năng lượng đã hoàn thành rồi, tuy có chút cầu kỳ nhưng thành phẩm sẽ không làm bạn phải thất vọng đâu. Cả nhà chắc chắn sẽ thích mê món bánh đặc biệt này cho mà xem. Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn hay ho chờ bạn khám phá, hãy cập nhật Medplus thường xuyên để không bỏ lỡ nhé!
Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ khoai lang:
- Đánh bay nắng hè với sinh tố khoai lang tím ngọt dịu, bùi thơm
- Gợi nhớ tuổi thơ với bánh da lợn khoai lang tím chuẩn vị Nam Bộ
- Ngại gì không thử làm bánh mochi khoai lang tím đãi cả nhà
- Đừng bỏ lỡ bí quyết làm bánh trung thu khoai lang tím ngon tuyệt hảo
- Thư giãn sau một ngày làm việc với trà khoai lang thơm ngon ngất ngây
- Tuyệt chiêu làm pizza khoai lang đơn giản tại nhà
- Hướng dẫn nấu chè khoai dẻo ngon ngọt chiêu đãi cả nhà
Nguồn: Tổng hợp