Rối loạn thần kinh thực vật là một chứng bệnh khó chữa, mất nhiều thời gian và tiền bạc của người bệnh nếu không được chuẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm. Vì thế, Medplus sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh gì?
Rối loạn thần kinh thực vật (tên tiếng Anh là Autonomic Dysfunction) xảy ra khi thần kinh thực vật bị hư hại. Bệnh còn được gọi với các tên khác như rối loạn thần kinh tự chủ hay rối loạn thần kinh chức năng. Bệnh phát triển khi các dây thần kinh của hệ thống thần kinh tự chủ bị phá hủy. Rối loạn thần kinh thực vật có thể dao động từ nhẹ đến đe dọa mạng sống. Nó có thể ảnh hưởng một phần hay toàn bộ hệ thần kinh thực vật. Đôi khi rối loạn thần kinh thực vật gây ra các vấn đề tạm thời và có thể hồi phục được. Một số trường hợp khác có thể mạn tính và tiếp tục trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng một phần nhỏ hay toàn bộ hệ thần kinh thực vật. Một số triệu chứng có thể chỉ ra sự dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:
- Vã mồ hôi bất thường, hay ngất khi đứng dậy, hay hạ huyết áp tư thế đứng.
- Mất khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục, hay không gắng sức được.
- Vã mồ hôi bất thường, có thể thay đổi giữa vã mồ hôi quá nhiều hay vã mồ hôi quá ít.
- Khó tiêu hóa, như ăn mất ngon, tiêu chảy, táo bón, hay nuốt khó.
- Các vấn đề về tiết niệu như: khó bắt đầu đi tiểu, tiểu lắt nhắt, và không làm trống bàng quang hoàn toàn.
- Các vấn đề sinh dục ở nữ, như khô âm đạo hay khó đạt cực khoái.
- Các vấn đề thị lực như: nhìn mờ hay đồng tử mất khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng.
3. Nguyên nhân gây Rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật có thể là một biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc. Một số nguyên nhân như:
- Do bệnh lý: Bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm virus (viêm não, viêm màng não),bệnh về thoái hóa thần kinh (teo não, Parkinson, Alzheimer),bệnh mạn tính (tiểu đường, tăng huyết áp, loét dạ dày),dùng chất kích thích (thuốc phiện, cần sa, ma túy đá),…
- Do căng thẳng, Stress và suy nhược cơ thể kéo dài, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, các rối loạn loạn thần, rối loạn tâm sinh lý…
- Do thuốc: Thuốc điều trị các bệnh lý tim mạch, nội tiết, thần kinh; hóa chất trong điều trị ung thư; tình trạng dị ứng thuốc; các thuốc điều trị tâm thần…
- Do di truyền
- Do các bộ phận của cơ thể bị tổn thương, chấn thương sọ não, tủy sống
Trong tất cả các nguyên nhân trên, nguyên nhân thường gặp nhất gây ra rối loạn thần kinh thực vật là do căng thẳng, stress và suy nhược cơ thể kéo dài.
4. Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Có Nguy Hiểm Không?
Dù không gây nguy hại đến tính mạng nhưng những người bị rối loạn thần kinh thực vật kéo dài sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến đổi của các cơ quan trong cơ thể và gây ra bệnh ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, tiết niệu, hô hấp.
Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược cơ thể và luôn ở trong trạng thái lo âu, căng thẳng kéo dài. Đặc biệt cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc phải nên rối loạn thần kinh thực vật trở thành căn bệnh khiến nhiều người vô cùng lo lắng.
Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em có thể khiến trẻ hay đau đầu chóng mặt, khó tập trung, hồi hộp, khó thở. Trẻ cũng có thể gặp các rối loạn hệ tiêu hóa như: đầy hơi, buồn nôn, ăn không ngon, táo bón, tiêu chảy,…
Bởi vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm và cho trẻ đi khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường kéo dài. Kể cả người trưởng thành khi mắc bệnh cũng không nên chủ quan mà nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Nguồn tham khảo: