Nghiên cứu đã xem xét phản ứng của cả người lớn và trẻ em đối với ngôn ngữ cơ thể và giọng nói tình cảm. Đôi khi ngôn ngữ cơ thể phù hợp với cảm xúc của giọng nói, và những lúc khác thì không.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em có xu hướng nhận biết cảm xúc của người khác thông qua những gì mà chúng nghe được, hơn là những gì mà chúng nhìn thấy.
Dưới đây, Medplus sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách trẻ em nhận biết cảm xúc và những vấn đề xoay quanh nó.

1. Trẻ nhận biết cảm xúc thông qua biểu hiện gương mặt?
Khi người chăm trẻ đang có vấn đề về tinh thần, họ thường cố gắng bày ra vẻ mặt vui vẻ để trẻ có thể nhận biết cảm xúc hạnh phúc trên gương mặt họ, thay vì để trẻ phải đón nhận một cảm xúc không tích cực từ họ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc làm này không mang lại hiệu quả cao.

Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Julie Futrell khuyên các bậc cha mẹ rằng cố gắng che giấu cảm xúc mạnh với trẻ không những không hiệu quả mà còn có thể gây tổn hại. Bởi những đứa trẻ có một trực giác nhạy bén. Chúng thường ‘cảm nhận’ được cảm xúc, và chúng sẽ trở nên khó chịu khi những gì chúng cảm nhận được không khớp với những gì chúng đang được cha mẹ nói.
2. Nhận biết cảm xúc mãnh liệt từ cha mẹ cũng là một cách học tập
Hãy chia sẻ những gì bạn đang cảm thấy, giải thích lý do và nói về cảm giác của bạn sẽ mở ra cánh cửa để bạn có thể trò chuyện một cách thành thật về cảm xúc với con bạn. Và khi bạn có thể nói về cảm xúc và cảm nhận của mình, bạn cũng có thể nói về cách để quản lý chúng.

Thành thật về cách bạn đang nỗ lực cải thiện khả năng chống chọi với căng thẳng hoặc chia sẻ những gì bạn đang làm để kiềm chế cơn giận của mình cho trẻ thấy rằng cha mẹ cũng là con người, luôn phát triển và cố gắng cải thiện và điều đó vô cùng hữu ích trong việc phát triển bản thân.
Đây là một cách học tập rất hữu ích cho con trẻ về việc nhận biết cảm xúc cũng như khả năng đối diện với những cảm xúc tiêu cực.
3. Giúp trẻ nhận biết cảm xúc phù hợp với lứa tuổi
Việc giải thích cảm xúc cho con cái có thể khiến một số cha mẹ khó chịu vì họ không biết lượng thông tin mà con trẻ có thể thu nạp là bao nhiêu. Dưới đây là một số mẹo phù hợp với lứa tuổi để chia sẻ cảm xúc với trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng.
3.1. Dành cho trẻ nhỏ từ 2 – 10 tuổi
Trẻ em từ 2 đến 10 tuổi có khả năng nhận biết cảm xúc ngày càng cao. Chúng có thể hiểu và học cách quản lý cảm xúc nếu người lớn nói với chúng bằng những từ mà chúng hiểu. Nhóm tuổi này không cần thể hiện quá nhiều chi tiết, hãy để chúng nhìn thấy và giải thích cảm xúc của bạn có thể giúp chúng học hỏi.
Ví dụ bạn có một ngày khá mệt mỏi, hãy nói với con bạn rằng dù có chút khó khăn nhưng cố gắng vượt qua được sẽ giúp cho chúng ta trưởng thành thêm một chút. Như vậy sẽ giúp con bạn cảm thấy tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn.
3.2. Dành cho thanh thiếu niên
Đối với thanh thiếu niên, bạn cần cởi mở hơn, trung thực hơn và ‘yếu đuối’ hơn. Hãy giúp chúng hiểu, điều đó có thể cho thấy rằng bạn đánh giá cao việc chúng đang lớn lên và chúng cần biết những gì đang xảy ra trong thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, với suy nghĩ đó, điều quan trọng vẫn là không nên tạo gánh nặng cho con bạn về các vấn đề của bạn, mà hãy hướng dẫn chúng cách xử lý cảm xúc bằng cách nêu gương.
Ví dụ, nếu đứa trẻ 13 tuổi của bạn biết bạn và bạn đời đã cãi nhau, hãy tận dụng cơ hội để dạy con bạn về những khó khăn trong mối quan hệ. Bạn có thể giải thích cho chúng biết không phải lúc nào mọi người cũng hiểu nhau và xung đột là một phần của cuộc sống. Điều quan trọng là phải biết lắng nghe, thể hiện cảm xúc của mình và tận dụng những xung đột để cùng nhau phát triển tốt hơn.

4. Tránh nhận biết cảm xúc quá tiêu cực và cách bảo vệ con bạn
Đôi khi sẽ có những khoảnh khắc mà tốt nhất là bạn nên bảo vệ lũ trẻ cho đến khi bạn có cơ hội trao đổi với chúng về tình huống đó một cách hợp lý. Có lẽ bạn sẽ cần một chút thời gian để sắp xếp lại những suy nghĩ của mình.
Những gì trẻ em nghe được có thể thay đổi nhận thức về cách nhìn nhận cảm xúc của chúng về những gì đang xảy ra xung quanh vào thời điểm đó.
Trẻ em có cách nhận biết cảm xúc rất khác so với người trưởng thành, vì vậy thay vì cố gắng che giấu cảm xúc của bản thân thì hãy trung thực với con em của bạn. Việc cố gắng tỏ ra bạn ổn trong khi thực tế không phải vậy có thể gây ra sự hoang mang cho trẻ khi những gì chúng nhìn thấy và nghe được không khớp nhau.
Nguồn tham khảo: Kids Recognize Emotion By What They Hear, Not What They See, Study Shows
Các bài viết có liên quan: