Nhội luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
Thông Tin Dược Liệu
Tên tiếng Việt: Nhội tía, xích mộc, quả cơm nguội, bích hợp, trọng dương mộc.
Tên khoa học: Bischofia javanica Blume
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
1. Đặc điểm dược liệu
Cây to, cao 15 – 20m, xanh tốt quanh năm. vỏ cây màu nâu đen, nhẵn. Lá kép mọc so le, 3 lá chét hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 8 – 13cm, rộng 4 – 8cm, gốc tròn, đầu nhọn, lá chét tận cùng hơi to hơn, mép khía răng, hai mặt nhẵn, mặt dưới rất nhạt; cuống lá kép dài 7 – 9 cm, phình ở gốc; lá kèm hình tam giác, nhọn, sớm rụng.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 6 – 13cm; hoa đơn tính khác gốc, nhỏ, màu lục nhạt; hoa đực tụ họp đôi một hoặc riêng lẻ, có 5 lá đài khum úp kín nhị, khi nở, xoè gập xuống, không có cánh hoa; nhị 5 đối diện với lá đài, bao phấn 2 ô, chỉ nhị ngắn, nhụy lép hình đĩa, hoa cái mọc riêng lẻ, cuống dài hơn ở hoa đực, 5 lá đài hẹp nhọn, không có cánh hoa, bầu hình trứng hơi nhọn, nhẵn, 3 ô, mỗi ô có 2 lá noãn.
Quả thịt, hình cầu, đường kính 6 – 7,5mm, màu nâu hoặc nâu đen khi chín, hạt 2 – 3, hình trứng, nhẵn, bóng.
Mùa hoa: tháng 2 – 5; mùa quả: tháng 6-8.
2. Phân Bố
Ngoài các tỉnh phía Bắc nước ta vừa liệt kê bên trên, cây nhội còn phân bố ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia.
Bên cạnh đó, ở các thành phố lớn còn trồng làm cây cảnh, cây xanh khuôn viên, đường phố,… bởi vì lá của nó rất nhiều, um tùm và xanh lâu.
3. Bộ phận dùng
Lá nhội là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
4. Cách chế biến và thu hái
- Lá cây được thu hái quanh năm làm rau và làm thuốc. Ta có thể dùng tươi hoặc dùng khô. Nhân dân nhiều nơi thường dùng lá nhội tươi để ăn gỏi cá.
- Cách chế biến khô rất đơn giản, lá hái về đem rửa sạch, phơi khô bảo quản để dùng dần.
Công dụng và Liều dùng
1. Tính vị
Lá nhội có vị chát, tính bình, không độc và 2 kinh tỳ và đại tràng.
2. Công dụng của dược liệu
Theo y học cổ truyền cây nhội có một số tác dụng chính như sau:
- Điều trị bệnh tiêu chảy, đi ngoài
- Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng, dạ dày và đường tiêu hóa
- Điều trị khí hư, bạch đới
- Tác dụng lợi tiểu
Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu
1. Trị tiêu chảy, đi ngoài
Lá nhội khô 20g hoặc tươi 40g ăn trực tiếp, hoặc đun nước uống mỗi ngày. Chỉ cần dùng 1-2 lần là khỏi vì hiệu quả rất cao.
Lá nhội được dùng để ăn gỏi cá mục đích là để phòng ngừa tiêu chảy khi ăn món tươi sống này.
2. Trị chàm, nước ăn chân
Dùng lá tươi nấu nước ngâm chân hoặc chỗ bị chàm.
3. Trị phong thấp, đau nhức xương khớp
Dùng 12g vỏ cây nhội, 12g dây đau xương sao và 12g thổ phục linh. Tất cả sắc nước uống 2-3 lần/ngày, liệu trình 10-15 ngày.
4. Chữa viên gan siêu vi
Sách cổ Trung Quốc chia sẻ bài thuốc gồm 60g lá nhội tươi, 15g hợp hoan bì, 30g rau má và 15g đường phèn sắc nước uống.
Lưu ý: Khi dùng lá nhội trị bệnh, nhất là uống trong cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Tránh tự ý áp dụng khi không có người hướng dẫn!
5. Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng
Dùng 50g lá nhội và 50g câu dâu da, giã nhỏ, trộn với giấm, dùng bôi lên chỗ mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa.
6. Chữa viêm gan virus
Dùng 20g lá nhội, 12g rau má, 20g chó đẻ răng cưa và 16g cam thảo đất. Tất cả sức nước uống 2-3 lần/ngày.
7. Trị chứng khí hư
Lá nhội khô 20g (hoặc tươi 40g) đun nước uống mỗi ngày. Có thể dùng nước lá nhội để vệ sinh âm đạo.
Một số số cổ còn hướng dẫn cách trị khí hư do trùng roi bằng cách nấu cao 1kg lá nhội với nhiều nước cho đặc còn 50ml, dùng cao đó bôi lên âm đạo
8. Hỗ trợ điều trị ung thư đường tiêu hóa
Dùng 25g lá nhội khô và 35g cây xạ đen, tất cả đun với 1 lít nước cho còn 300ml. Chia ra uống 3 lần/ngày giúp điều trị ung thư thực quản và dạ dày.
Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam