Kha Tử luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
Thông Tin Dược Liệu
Tên tiếng việt: Chiêu liêu, Chiêu liêu đồng, Kha tử
Tên khoa học: Terminalia chebula Retz
[elementor-template id="263870"]
Họ: Combretaceae (Bàng)
1. Đặc điểm dược liệu
Chiều liêu là một cây to cao chừng 15-20m, có vỏ màu đen nhạt trên có những vạch nứt dọc. Lá mọc đối cuống rất ngắn, hình trứng, phía cuống tròn hơi thon, đầu nhọn, dài chừng 15-20cm, rộng 7-15cm, dai, hơi có lông mềm trên cả hai mặt, sau thì nhẵn, ở đầu cuống có hai tuyến nhỏ hình mắt cua. Hoa mọc thành bông, nhỏ, màu trắng, lưỡng tính, mùi thơm, mọc ờ đầu cành hay ở kẽ lá, cuống ngắn, trên có phủ lông màu vàng nhạt. Quả hình trứng thon, dài 3^tcm, rộng 22-25mm, hai đầu tù, không có dìa, có 5 canh dọc, màu nâu vàng nhạt, thịt đen nhạt, khô, cứng và chắc. Hạch cứng, hơi hình 5 cạnh, dày chừng 10-15mm, 1 hạt, lá mầm cuốn.
Có một loại chiều liêu xanh (Terminalia citrina Roxb. hay Myrobalanus citrim Gaertn.) có lá dài hơn, nhẵn, kể cả khi còn non, quả thuôn và nhỏ hơn, nhân mỏng hơm, hạt hẹp hơn. Chiều liêu xanh mọc ở Biên Hòa.
2. Bộ phận sử dụng dược liệu
Quả cây Chiêu liêu được ứng dụng để làm dược liệu. Đông y gọi là Kha tử.
3. Phân bố
Chiêu liêu là cây ưa sáng khi trưởng thành nhưng chịu bóng mát khi còn non. Cây thường được tìm thấy ở các cánh rừng thưa, rừng thứ sinh có độ cao 1.500 mét so với mực nước biển. Chiêu liêu ưa sáng, thường mọc hoang ở các khu vực sông suối, rừng thưa lá rộng, đất ẩm. Ngoài ra, cây cũng có thể phát triển ở khu vực đất cát và đất pha sét.
Chiêu liêu được tìm thấy nhiều ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, miền Nam Việt Nam.
4. Thu hái – Sơ chế
Thời gian thu hái Kha tử vào tháng 9 – 11. Khi thu hái nên chọn quả già, bên ngoài vỏ màu vàng ngà, thịt chắc. Không nên thu hái quả non, lép.
Sau khi thu hái mang về phơi khô, bảo quản dùng dần. Khi có nhu cầu sử dụng thì rửa sạch, để ráo nước, sao sơ với lửa. Sau đó giã dập, phần hạt (theo Viện Đông Y Việt Nam).
5. Bảo quản dược liệu
Bảo quản Kha tử ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao.
Công dụng và Liều dùng
1. Tính vị
Kha tử tính ôn, vị cay, đắng và se.
2. Thành phần hóa học
Thịt quả Kha tử có chứa:
- Tanin
- Egalic
- Galic
- Chebulinic
- Luteolic
Đây là những hoạt chất có tác dụng kháng sinh, điều trị nhiễm khuẩn, chống co thắt cơ trơn, trợ tim, chống ho, chống lại các cơn co thắt ở dạ dày và ruột.
Ngoài ra, trong quả cây Chiêu liêu có chứa khoảng 30% chất làm săn da như:
- Acid Chebulinic
- Acid Elagic
- Men Polyphenol Oxidase
- Arabinose
- Fructose
- Chebulagic
Nhân quả Chiêu liêu chứ 3 – 7% chất dầu bán khô, màu vàng, không lẫn tạp chất với thành phần chính là Oleic, Acid Palmatic và Linoleic. Đây là hoạt chất có tác dụng hỗ trợ phòng chống ung thư.
3. Tính chất dược lý
Theo nghiên cứu của y học hiện đại
- Nhờ hoạt chất Polysaccharid, quả cây Chiêu liêu có thể điều trị viêm họng, khản tiếng, giảm ho rõ rệt trong 30 phút.
- Chất Alloyl trong quả có thể kháng virus, ức chế sự phát triển của một số loại virus làm suy giảm hệ thống miễn dịch của con người (theo Viện thống kê Ấn Độ).
- Là chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ nhờ hàm lượng tamin dồi dào.
- Ức chế sự phát triển của trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, liên cầu khuẩn tán huyết, Pseudomonas Aeruginosa, Salmonella Typhi.
- Ức chế và tiêu diệt các loại virus gây viêm họng như virus cúm A, cúm B, Herpes Simplex (HPV), vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu.
Theo y học cổ truyền
- Chỉ tả sáp tràng, liễm phế chỉ khái
- Trừ ho, chữa khàn tiếng, ra mồ hôi trộm
- Sát trùng dạ dày, đường ruột
- Ngăn ngừa tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng
- Hỗ trợ làm săn chắc niêm mạc dạ dày
- Chữa trĩ nội, kiết lỵ kinh niên
4. Cách dùng – Liều lượng
Kha tử có thể dùng tươi hoặc dùng khô. Có thể sắc thành nước uống hoặc tán thành bột mịn, nấu cao hoặc ngâm rượu đều được.
Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 3 – 10 g / ngày.
Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu
1. Bài thuốc trị ho có đờm cho trẻ em
Quả kha tử đem nước, bóc vỏ rồi cho vào ngâm với ly nước ấm có pha muối loãng. Cho trẻ ngậm và nuốt nước đến khi hết vị chát thì ngừng.
2. Bài thuốc chữa ho lâu ngày
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 4 gam kha tử
- 4 gam đẳng sâm.
Cách thực hiện:
- Đem sắc tất cả các nguyên liệu trên với 400 ml nước, khi nước cạn còn 200 ml thì ngưng.
- Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày.
3. Bài thuốc trị khàn tiếng, ho do phế hư
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 80 gam kha tử
- 6 gam cam thảo
- 10 gam cát cánh
Thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc 3 lần, sau đó trộn các lượt nước sắc lại với nhau rồi cô cạn còn khoảng 200 ml thì tắt bếp.
- Chia thuốc thành 4 phần, dùng vào 4 thời điểm khác nhau trong ngày. Thuốc dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
4. Bài thuốc trị khô cổ, khàn tiếng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Kha tử
- Ô mai
- Mật ong
Cách thực hiện hiệu quả:
- Trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau, vo thành viên. Mỗi khi cảm thấy đau họng hoặc khó chịu, ngậm viên thuốc trên để khắc phục.
Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh
Kha tử là một vị thuốc được dùng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bệnh nhân bị thấp nhiệt tích trệ không nên dùng kha tử để trị bệnh.
- Với trường hợp bị viêm họng do phế có thực,người bị táo bón, cảm, có thực tà tuyệt đối không sử dụng kha tử để chữa viêm họng.
- Với người bị mất giọng, nên dùng quả kha tử xanh để trị bệnh hiệu quả hơn.
Tác dụng trị ho, viêm họng, viêm họng của kha tử được y học cổ truyền và nghiên cứu y học hiện đại công nhận, chứng thực, bạn có thể áp dụng cho mục đích trị bệnh. Kiên trì và thực hiện đều đặn để bài thuốc mang lại hiệu quả cao.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam