Rối loạn tiền đình là một trong những bệnh lý có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau. Bệnh rất dễ bị nhầm với căn bệnh thiếu máu não hoặc nhiều bệnh lý khác có biểu hiện và triệu chứng tương đương. Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân triệu chứng rối loạn tiền đình và những thông tin liên quan đến hội chứng rối loạn tiền đình sẽ được Medplus đề cập tới trong bài viết dưới đây.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Tổng Quan Về Bệnh Rối Loạn Tiền Đình
Tiền đình là một bộ phận thuộc trung tâm hệ thần kinh. Có vị trí nằm ở phía sau ốc tai. Bộ phận này sở hữu vị trí quan trọng trong việc cân bằng trọng lực cơ thể, giữ thăng bằng đồng thời duy trì tư thế của con người cũng như phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể như tay, chân, mắt, thân mình…
Rối loạn chức năng tiền đình là tình trạng tắc nghẽn quá trình thu phát truyền dẫn tín hiệu của cơ thể đến cơ quan trung ương thần kinh. Một phần là do động mạch nuôi dưỡng hoặc dây thần kinh số 8 chèn ép hoặc khu vực tai trong và não bị tổn thương.
Hội chứng này là tình trạng mọi lứa tuổi và đối tượng đều có thể mắc phải. Phổ biến hơn cả là ở những người trong độ tuổi từ 50 trở lên. Nhiều nghiên cứu gần đây chó thấy căn bệnh rối loạn tiền đình đang dần trẻ hóa và tỷ lệ người trẻ mắc phải đang dần tăng lên. Chính vì vậy, các bạn không nên chủ quan với căn bệnh này.
2. Những Nguyên Nhân Nào Dẫn Đến Rối Loạn Tiền Đình
Tìm hiểu những nguyên nhân rối loạn tiền đình cho thấy có nhiều hướng nguyên nhân khác nhau bao gồm nguyên nhân tác động từ bên ngoài và nguyên nhân chính từ bên trong cơ thể. Để tìm phương pháp điều trị phù hợp, các bạn nên tìm hiểu loại nguyên nhân gặp phải sau đây:
2.1. Rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên cũng xuất phát chủ yếu từ các nguyên nhân do biến chứng bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải như:
- Zona thần kinh, thủy đậu, mắc quai bị dẫn đến tình trạng liệt dây thần kinh tiền đình. Đây là những căn bệnh thuộc nhóm viêm dây thần kinh tiền đình.
- Tiểu đường hoặc bị suy giáp, những căn bệnh thuộc nhóm rối loạn chuyển hóa.
- Phù nề tai trong – hay có tên gọi khác là hội chứng Meniere
- Bị viêm tai giữa hoặc chấn thương, bị dị dạng tai trong.
- U dây thần kinh số 8 gây chèn ép bộ phận tiền đình
- Những người bị say tàu xe hoặc gặp phải các tác dụng phụ từ việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc, rượu, ma túy
- Những người bị mắc chứng song thị
2.2. Rối loạn tiền đình trung ương
Bên cạnh những nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên, rối loạn tiền đình trung ương cũng là một trong những loại nguyên nhân phổ biến thường gặp. Những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình trung ương là diễn biến phụ của các bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não.
Một trong những triệu chứng dễ nhận thấy là đi đứng, giao tiếp gặp nhiều khó khăn. Mỗi khi thay đổi tư thế sẽ bị choáng váng và kèm theo hiện tượng nôn ói.
Nguyên nhân chủ yếu bởi:
- Tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình
- Xơ vữa động mạch khiến cản trở quá trình mang máu đến nuôi dưỡng não bộ
- Người bệnh bị mắc thiểu năng tuần hoàn sống nền
- Thoái hóa đốt cột sống
- Giang mai thần kinh
- U, nhồi máu não
- Bị tụt huyết áp
- Xơ vữa động mạch
- Một số các hội chứng khác
3. Các Triệu Chứng Rối Loạn Tiền Đình Phổ Biến Và Dễ Nhận Biết Nhất
- Bệnh nhân cảm thấy quay cuồng chóng mặt với không gian xung quanh, khi đứng lên ngồi xuống gặp nhiều khó khăn.
- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn gây mất nước.
- Bị ngất hoặc mất ý thức. Đây là diễn biến nghiêm trọng của những bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn tuyến tiền đình.
- Khó khăn trong việc di chuyển, đi lại. Đột ngột mất thăng bằng.
- Sợ ánh sáng, hay bị giật mình và nhạy cảm với tiếng động.
- Chân tay tê bì, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi. Trí óc không tập trung, cơ thể bị suy nhược.
Trên đây chỉ là một trong những triệu chứng phổ biến dễ gặp phải ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn tiền đình. Để không nhầm lẫn với những triệu chứng và biểu hiện của các bệnh lý khác. Bệnh nhân nên đi thăm khám ở cơ sở y tế gần nhất để chắc chắn và đảm bảo sức khỏe.
4. Rối Loạn Tiền Đình Có Nguy Hiểm Đến Tính Mạng Không?
Đánh giá về mức độ nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình. Đây là căn bệnh khá phổ biến và không quá trầm trọng hay gây tử vong. Tuy nhiên, lại tiềm ẩn những nguy cơ lớn dẫn đến căn bệnh đột quỵ đồng thời những biểu hiện, dấu hiệu rối loạn tiền đình cũng gây khó khăn và cản trở rất nhiều trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, nếu để bệnh rối loạn tiền đình kéo dài mà không có cách chữa trị hay khắc phục cụ thể thì có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn là suy giảm thính lực.
5. Cách Phòng Tránh Rối Loạn Tiền Đình
Là hội chứng có thể mắc phải ở nhiều đối tượng và lứa tuổi. Các bạn không nên chủ quan với căn bệnh này. Đồng thời, nên xây dựng và thực hiện chế độ sinh hoạt ăn uống điều độ để chủ động phòng tránh bằng những cách sau đây:
- Tập thói quen thể dục đều đặn hàng ngày, thường xuyên. Mỗi ngày dành ra một khoảng thời gian từ 30 phút – 1 tiếng để tập những bài tập giúp lưu thông máu huyết.
- Không nên ngồi quá lâu 1 chỗ, đồng thời cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Đồng thời, các bữa ăn cần đủ chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nên ăn nhiều rau củ, cá, hạn chế các món ăn chiên xào dùng nhiều dầu mỡ có thể gây tắc nghẽn mạch máu.
- Chú ý nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Không nên đổi tư thế quá nhanh, hạn chế các động tác quay đầu, cổ đột ngột.
- Ngay khi gặp những dấu hiệu bất thường nên đi khám bác sĩ ngay để có những chế độ ăn uống sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý nhất.
- Không nên ngồi quá lâu một chỗ trong khoảng thời gian dài. Đặc biệt là với những nhân viên văn phòng, học sinh. Cần đứng lên đi lại và di chuyển để lưu động máu huyết và ngăn chặn nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn, dễ cáu gắt, tăng nguy cơ biến chứng mất thính lực,…
Nguồn tham khảo: