Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có sao không? Nguyên nhân trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
1. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có sao không?
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là những dị dạng ở tim xảy ra từ khi còn trong bào thai. Do cấu trúc tim bị khiếm khuyết khiến chức năng và hoạt động bình thường của tim bị ảnh hưởng. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh khá phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các ca dị tật bẩm sinh.
2. Nguyên nhân trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
Theo các nghiên cứu, tim bẩm sinh có thể do một số nguyên nhân:
Do di truyền
Di truyền là yếu quan trọng trong việc hình thành dị tật bẩm sinh ở trẻ. Trẻ có người thân trong gia đình bị tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trường hợp bố mẹ không bị tim bẩm sinh nhưng có mang gen bệnh thì con vẫn có khả năng cao bị mắc bệnh.
Do nhiễm độc thai
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ sử dụng một số loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, hoặc sử dụng kích thích như rượu, bia, ma túy thì trẻ sinh ra dễ mắc bệnh tim. Ngoài ra, mẹ tiếp xúc với tia X-quang, chất phóng xạ,… hoặc sống trong môi trường độc hại cũng có thể bị nhiễm độc thai kỳ làm tăng nguy cơ con bị dị tật.
Mẹ nhiễm bệnh trong thời gian mang thai
Khi mẹ nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ dễ mắc các dị tật. Mẹ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
Trẻ bị tim bẩm sinh luôn cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt, do đó bố mẹ cần lưu ý:
- Tiêm vắc xin đầy đủ và khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và phòng tránh các nguy cơ gây bệnh.
- Trẻ có thể sinh hoạt và tham gia các hoạt động vui chơi bình thường. Tuy nhiên, tránh các môn hoạt động mạnh hoặc thi đấu đối kháng.
- Khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải như bơi lội, đạp xe, đi bộ, chơi cầu lông,… để giúp trẻ năng động và khỏe mạnh hơn.
Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh khi nào cần đi gặp bác sĩ
Bố mẹ hãy chú ý quan sát các biểu hiện tim ở trẻ sơ sinh cụ thể là:
- Khó thở, thở nhanh, thở co lõm, bú ít và ngừng nghỉ liên tục khi bú mẹ.
- Trẻ được vài tháng tuổi trở lên sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn: Thường xuyên ho, thở khò khè, hay bị viêm phổi.
- Một số trẻ còn có biểu hiện khác như: Thể chất chậm phát triển, da xanh xao, môi và đầu ngón chân, ngón tay chuyển màu tím khi trẻ khóc.
Những trường hợp này cần được đặc biệt theo dõi và đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.
Phòng tránh bệnh tim bẩm sinh cho trẻ
- Tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai.
- Giảm cân trước khi mang thai nếu thừa cân.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát tốt đường huyết cho mẹ và trẻ.
- Trong 3 tháng đầu mang thai, cần phải chú ý bổ sung chất dinh dưỡng và tham gia hoạt động ngoài trời.
- Cải thiện môi trường sống, tránh ô nhiễm. Tránh các tác nhân vật lý, hóa học, chất độc, các loại thuốc an thần, nội tiết tố, rượu, thuốc lá.
- Nếu người mẹ có các bệnh lý chuyển hóa như: đái tháo đường, lupus ban đỏ lan tỏa… cần được điều trị và chú ý theo dõi trẻ sau sinh.
- Khuyến cáo các bà mẹ trên 35 tuổi không nên mang thai.
- Cần tư vấn di truyền trước khi mang thai lần nữa nếu đã có một con bị tim bẩm sinh.
- Siêu âm tim thai thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi.
Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh nên ăn gì?
- Mẹ nên cho bé bú hoặc ăn dặm nhiều lần trong ngày và có thể giảm số lượng sữa hay khẩu phần ăn mỗi bữa.
- Không nên để bé bú lâu một lúc vì bé sẽ dễ bị mệt và sặc sữa
- Đối với bé lớn đã ăn cơm, gia đình nên cho bé ăn nhạt nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất bổ dưỡng.
- Nên cho bé ăn chế độ có nhiều rau, trái cây và các thức ăn dễ tiêu để tránh táo bón.
- Bổ sung những thực phẩm giàu kali như cam, nho, đu đủ, chuối, nước dừa… khi trẻ phải sử dụng thuốc lợi tiểu.
- Những trẻ bị tim bẩm sinh có tím, máu bị cô đặc nhiều, nên uống nhiều nước.
Thực phẩm trẻ mắc bệnh tim nên ăn
- Chuối và các loại hoa quả thay thế như cam, quýt, dưa đỏ là các loại trái cây và rau tốt cho tim mạch.
- Đậu nành có chứa nhiều protein, vitamin, axit béo bão hòa omega – 3 và các loại khoáng chất. Nó có tác dụng tốt trong điều hòa nhịp tim, cân bằng huyết áp, duy trì các chỉ số đường huyết và hàm lượng cholesterol trong máu.
- Lượng dưỡng chất và chất xơ quan trọng trong các loại ngũ cốc, các loại yến mạch giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu, đồng thời chúng còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin B quan trọng.
- Rau xanh giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt các loại cải sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Chất đạm trong cá giúp điều hòa lượng chất béo trong cơ thể, giảm cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu nguy hiểm.
- Trà là một thức uống kích thích nhẹ, nhưng nếu sử dụng một cách hợp lý với lượng vừa phải, chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng tim mạch.
- Nấm lim xanh chứa nhiều dưỡng chất như chất đạm, vitamin, nhiều khoáng chất, axit amin,…Giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
Thực phẩm người mắc bệnh tim nên kiêng
- Các loại thực phẩm giàu natri như đồ đóng hộp, dưa muối,v.v.. Có thể khiến tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Mỗi người trưởng thành chỉ nên hấp thụ 1-2 thìa cà phê muối mỗi ngày.
- Hấp thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều hệ luỵ tim mạch nguy hiểm.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng bệnh tim bẩm sinh ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo