Trẻ bị dị ứng thức ăn có sao không? Nguyên nhân trẻ bị dị ứng thức ăn
1. Trẻ bị dị ứng thức ăn có sao không?
Dị ứng thức ăn là triệu chứng hệ miễn dịch phản ứng với một số thành phần có trong thực phẩm. Trẻ bị dị ứng thức ăn thường sẽ bị nổi ban đỏ ngứa, sưng phù, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Trong trường hợp dị ứng nặng có thể có phù thanh môn, khó thở, tụt huyết áp,… Thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
2. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng thức ăn
- Trẻ có cơ địa dị ứng: trẻ có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường. Thường gặp khi người trong gia đình bị cơ địa dị ứng hoặc trẻ mắc viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen phế quản, mày đay dị ứng.
- Trong thức ăn có những protein lạ được coi là dị nguyên: Khi hấp thu vào máu sẽ gắn vào kháng thể IgE kích thích giải phóng các hoạt chất trung gian gây ra các triệu chứng dị ứng.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị dị ứng thức ăn
- Cha mẹ cần phát hiện nguyên nhân gây dị ứng và tránh cho trẻ ăn phải. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thức ăn. Các bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa để xác định chắc chắn thực phẩm đã gây ra dị ứng.
- Sử dụng thuốc điều trị thích hợp cho tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
- Đọc kỹ thành phần trên bao bì thức ăn để đảm bảo không chứa thành phần có khả năng gây dị ứng.
- Không ăn những thực phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng.
- Vệ sinh những dụng cụ nhà bếp trước khi nấu và chế biến thức ăn cho trẻ.
- Thông báo cho giáo viên, người trông trẻ về các loại thực phẩm mà trẻ bị dị ứng.
Trẻ bị dị ứng thức ăn khi nào cần đi gặp bác sĩ
Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ dị ứng cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám ngay:
- Nổi mề đay, ngứa ngáy, ngứa ran hoặc ngứa trong miệng.
- Chóng mặt, choáng, ngất xỉu.
- Thở khò khè, khó thở, nghẹt mũi.
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
- Sưng vùng môi, mặt, lưỡi, cổ họng và những phần khác của cơ thể.
- Sốc phản vệ: Co thắt đường hô hấp, sưng cổ họng, khó thở, tụt huyết áp, bất tỉnh.
Phòng tránh dị ứng thức ăn cho trẻ
Khó có thể ngăn ngừa hoàn toàn cho trẻ, tuy nhiên cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp để hạn chế dị ứng như là:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Nếu trẻ bú sữa công thức, nên sử dụng những loại sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân. Tránh sử dụng sữa bò.
- Không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ từ với mỗi tuần một loại thức ăn mới. Nên dùng những loại thực phẩm ít gây dị ứng như gạo và các loại củ.
- Tránh những thực phẩm gây dị ứng như: Lòng trắng trứng, hải sản, đậu phộng cho đến khi trẻ sau 12 tháng tuổi.
- Hạn chế những thức ăn chế biến công nghiệp như thịt lợn xông khói, thịt muối, thực phẩm có chứa chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo.
- Những loại thức ăn có mẫn cảm chéo cũng cần được tránh như: Sữa dê với sữa bò, thịt bò với thịt cừu, các loại cá.
- Bổ sung vitamin và muối khoáng theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ bị dị ứng thức ăn nên ăn gì?
- Cha mẹ cần lưu ý hạn chế các thức ăn dễ gây dị ứng như là: Đậu phộng, các loại hạt quả, cá, hải sản, trứng (đặc biệt lòng trắng trứng), sữa… Các loại trái cây như: Việt quất, bí đỏ, cà chua, khoai tây, mù tạt và các chất phụ gia như bột ngọt.
- Hãy thay thế loại thực phẩm khác có cùng giá trị dinh dưỡng với thực phẩm trẻ bị dị ứng. Ví dụ, có thể cho trẻ dùng sữa đậu nành, các loại sữa có nguồn gốc ngũ cốc nếu trẻ bị dị ứng với sữa bò.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo