Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có sao không? Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có sao không?
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là tình trạng trẻ mắc phải các khiếm khuyết, khuyết tật ở não bộ. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của não, gây ra nhiều khó khăn, giới hạn về khả năng trong đời sống. Tuy nhiên, việc giáo dục đúng cách có thể cải thiện kỹ năng ở trẻ, khiến chúng có thể sống độc lập về sau, giao tiếp tốt và có các hành vi cư xử hợp với chuẩn mực xã hội.
Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các dị tật ở não cho trẻ. Tuy nhiên, hơn 50% trường hợp trong số đó vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chậm phát triển trí tuệ ở trẻ:
- Di truyền: Những bất thường về tổ hợp di truyền có thể tạo ra dị tật ở não của trẻ. Ví dụ như bệnh Phenylketone – một bệnh gây ra bởi rối loạn chuyển hoá.
- Ảnh hưởng trong giai đoạn thai kỳ: Việc mẹ bầu bị ngộ độc rượu, tiếp xúc hoặc sử dụng chất kích thích, thuốc lá (đặc biệt trong 3 tháng đầu), mắc các bệnh (rubella, nhiễm ký sinh trùng toxoplasma, cao huyết áp,..) gây ảnh hưởng trực tiếp đến bé.
- Biến chứng của một số bệnh hoặc chấn thương: Thuỷ đậu, sởi, ho gà, viêm màng não, tai nạn giao thông,..
- Tác động tiêu cực từ môi trường sống: Trong giai đoạn thai kỳ hoặc quá trình phát triển, trẻ bị suy dinh dưỡng; sống trong tình trạng ngược đãi, không lành mạnh; tiếp xúc với các chất độc hại (thuỷ ngân);…gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Cách chăm sóc cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Nuôi dạy trẻ bị thiểu năng trí tuệ hoàn toàn khác so với trẻ bình thường. Do đó, các bậc cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp gợi ý dưới đây:
- Tìm kiếm thông tin qua nhiều nguồn: bác sĩ, sách báo, các lớp kĩ năng,..
- Ủng hộ trẻ thử trải nghiệm những thứ mới
- Không đánh mắng, trừng phạt nặng khi trẻ phạm lỗi
- Tập cho trẻ tự làm những việc đơn giản.
- Dạy trẻ học các kỹ năng từ từ, lặp lại thường xuyên để trẻ nhớ lâu hơn
- Cho trẻ tham gia hoạt động: vẽ, hát,.. giúp cải thiện kĩ năng xã hội
- Trò chuyện thường xuyên để xây dựng sự tin tưởng với bé.
- Theo dõi sự phát triển, tiến bộ của bé.
- Chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ những cha mẹ cùng hoàn cảnh.
- Dạy bé tiết chế hành vi hung hăng
- Đưa trẻ đến chuyên gia để hỗ trợ về tâm lí.
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ khi nào cần đi khám?
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ sẽ không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên, vẫn đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Do đó, ngay khi phát hiện, cha mẹ cần đưa con đến trung tâm y tế, bệnh viện để thăm khám, đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, trẻ mắc chứng này thường có xu hướng dễ nổi nóng, làm tổn thương bản thân, khó giao tiếp với người khác, nên có thể gây ra nguy hiểm cho chính mình. Vì vậy, bé cần được trông nom, dạy dỗ khác biệt so với những trẻ bình thường.
Phòng ngừa chậm phát triển trí tuệ cho trẻ
Dưới đây là gợi ý về phương pháp giúp phòng tránh chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ:
- Tiêm ngừa đầy đủ các bệnh (sởi, viêm màng não, ho gà,..)
- Tạo chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong thai kỳ lẫn hàng ngày cho bé.
- Cho bé mang đồ bảo hộ khi tham gia giao thông
- Tránh các tình huống nguy hiểm như té ngã từ trên cao
- Khám thai định kỳ để tầm soát các bất thường ở trẻ
- Tạo chế độ sinh hoạt lành mạnh lúc mang thai và phát triển (tránh xa thuốc lá và chất kích thích)
- Làm bài kiểm tra sàng lọc phát triển nhằm đảm bảo trẻ không suy dinh dưỡng.
- Theo dõi quá trình phát triển tâm lí của trẻ (môi trường học tập, môi trường sống,..)
- Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ
- Hạn chế gây ra áp lực cực đoan đến tâm lí như quát mắng trẻ
Thực đơn cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
- Trái cây và rau quả: cà rốt, chuối, rau lá xanh,..Vitamin có tác động tích cực đến hoạt động não.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua)
- Protein: Trứng, thịt, cá,..cung cấp sắt
- Thực phẩm giàu Omega 3 và Omega 6: Các loại cá (cá hồi, cá trích,…) và các loại hạt (hạt bí, hạt hướng dương,..) cải thiện hiệu quả hoạt động của não.
- Thực phẩm giàu DHA: cải thiện phát triển trí não, giúp não bộ nhanh nhạy,..
- Chất béo và đường: dầu, bơ, bánh ngọt các loại,.. Đây chỉ là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế hoàn toàn thực phẩm khác.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị chậm phát triển trí tuệ phải làm sao? Trẻ nhỏ bị chậm phát triển trí tuệ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo