Trẻ bị lẹo mắt có sao không? Nguyên nhân trẻ lẹo mắt
Trẻ bị lẹo mắt có sao không?
Trẻ bị lẹo mắt là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở mi mắt, gây ra cảm giác đau, sưng tấy, đỏ, hoặc thậm chí mưng mủ. Tuy nhiên, đây không phải bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này có thể tự khỏi sau một tuần mà không cần điều trị. Vị trí xuất hiện lẹo mắt cũng rất đa dạng: bên trong hoặc ngoài mí, mép mí hoặc trên lông mi; mí trên hoặc mí dưới. Ngoài ra, ở một số trường hợp, lẹo có thể xuất hiện nhiều nơi cùng một lúc, gây cảm giác khó chịu cho trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị lẹo mắt
Các nguyên nhân gây ra tình trạng lẹo mắt ở trẻ nhỏ:
- Tắc tuyến dầu quanh mắt do tiết quá nhiều dầu, gây tích tụ. Từ đó hình thành khối u nhỏ do viêm nhiễm.
- Tình trạng viêm mi do sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác (khăn mặt)
- Do vi khuẩn, phổ biến nhất là Staphylococcus aureus
Cách chăm sóc cho trẻ bị lẹo mắt
Dưới đây là những gợi ý về cách chăm sóc cho trẻ khi bị lẹo mắt:
- Đưa trẻ đi khám bác sĩ, đặc biệt khi vết sưng bị vỡ, trẻ dưới 3 tuổi,..
- Chườm nóng bằng khăn ấm nhiều lần trong ngày, kéo dài từ 10 – 15 phút mỗi lần. Chườm nóng giúp khai thông tuyến dầu nhờn bị tắc nghẽn và giải phóng lượng dầu tích tụ, giảm sưng và đau hiệu quả.
- Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ để điều trị và hạn chế nhiễm trùng.
- Tiểu phẫu có thể áp dụng trong vài trường hợp để giúp làm sạch mủ ở khu vực bị nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình làm xẹp vùng sưng tấy.
- Lưu ý vệ sinh tay trước khi vệ sinh mắt cho bé.
- Không cho bé dụi tay vào mắt, tránh làm vùng nhiễm trùng nghiêm trọng thêm.
- Không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân và vệ sinh riêng đồ dùng cá nhân của bé.
- Dùng nước muối sinh lí thấm bông để vệ sinh mắt trẻ. Không sử dụng chung bông cho hai mắt.
- Không tự ý nặn, đắp bất cứ thứ gì lên mắt mà không có ý kiến bác sĩ.
- Cho trẻ đeo đồ bảo hộ khi tham gia giao thông giúp cản bụi bẩn xâm nhập vào mắt.
- Nhắc nhở bé vệ sinh tay thường xuyên.
Trẻ bị lẹo mắt khi nào cần đi khám?
Lẹo mắt không phải bệnh nguy hiểm, có thể tự khỏi sau một tuần. Do đó, bố mẹ không cần đưa trẻ đi khám ngay. Tuy nhiên, cha mẹ cần lập tức đưa bé đi khám nếu gặp các tình huống như:
- Lẹo mắt bị chảy máu
- Trẻ bị sốt, gặp các vấn đề về thị lực
- Bé cảm thấy quá đau đớn
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi
- Vết lẹo bao phủ toàn bộ mi mắt trên hoặc dưới. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tế bào quanh ổ mắt.
- Bệnh kéo dài hơn một tuần
- Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng
- Vết lẹo mới xuất hiện ngay khi vết cũ vừa biến mất.
Phòng ngừa lẹo mắt cho trẻ
Dưới đây là các gợi ý cha mẹ có thể tham khảo nhằm phòng tránh lẹo mắt cho bé:
- Dạy và không cho bé sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác
- Vệ sinh riêng đồ dùng cá nhân của trẻ
- Cho bé đeo kính bảo hộ khi tham gia giao thông để tránh bụi bẩn xâm nhập
- Vệ sinh mắt hằng ngày bằng các dung dịch thông dụng (nước muối sinh lí,…)
- Không dùng một bông gòn cho cả hai mắt
- Dùng khăn sạch để chườm ấm cho trẻ, giúp hạn chế tắc nghẽn tuyến nhờn
- Nhắc nhở, hướng dẫn bé tự vệ sinh tay đúng cách
- Chú ý vệ sinh vật dụng hằng ngày (chăn, gối, đệm,…)
Thực đơn cho trẻ bị lẹo mắt
Dưới đây là những gợi ý về các loại thực phẩm cha mẹ có thể tham khảo.
Thực phẩm nên ăn
- Thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm sưng, đẩy nhanh quá trình phục hồi: đu đủ, cà rốt, cải bó xôi, bí đỏ, cam, chanh, bưởi, cà chua, hạnh nhân, bơ, chuối,…
- Thực phẩm giàu protein giúp hạn chế tổn thương và giảm sự phát triển của lẹo: thịt lợn, sữa, các loại nấm,…
- Thực phẩm làm mát cơ thể (có tính hàn) hỗ trợ giảm sưng tấy hiệu quả: trái cây, nước ép hoa quả, uống 2-3 lít nước mỗi ngày,..
Thực phẩm nên kiêng
- Thực phẩm có mùi tanh dễ gây dị ứng, khiến mụn lẹo sưng nặng hơn, lâu khỏi do cơ thể phản ứng mạnh: cua, tôm, cá, mực,…
- Các loại gia vị, rau có tính kích thích tạo cảm giác ngứa rát, sưng to hơn
Thực phẩm có tính nhiệt dễ gây kích ứng, tăng sưng tấy lên mụn lẹo: thịt dê, thịt chó,..
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị lẹo mắt phải làm sao? Trẻ nhỏ bị lẹo mắt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo