Trẻ bị nhiễm HP có sao không? Nguyên nhân trẻ bị nhiễm HP
1. Trẻ bị nhiễm HP có sao không?
Tỷ lệ nhiễm khuẩn HP rất cao trong dân số, đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Trẻ nhỏ bị nhiễm HP nhìn chung rất khó nhận biết vì không có triệu chứng rõ ràng. Tuy vậy thông thường nó gây ra những cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày.
2. Nguyên nhân trẻ bị nhiễm HP
Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống, thức ăn không đảm vệ sinh, người lớn có thói quen hôn hít trẻ, dùng chung dụng cụ ăn uống, mớm cho trẻ ăn. Ngoài ra, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị nhiễm HP
- Cho trẻ ăn uống điều độ trong thời gian điều trị. Nên tăng cường dùng sữa chua, rau xanh, trái cây và ngũ cốc để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, ngâm rửa kỹ trước khi nấu và nấu chín.
- Không cho trẻ sử dụng thực phẩm tươi sống, tái hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc.
- Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đất cát hoặc các vật dụng có nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Phụ huynh không nên sử dụng chung thìa, chén, đũa, ly,… với trẻ. Không nên mớm thức ăn và hôn môi trẻ.
- Tránh để trẻ tiếp xúc thân mật với các trẻ khác.
- Lựa chọn bệnh viện uy tín để giảm nguy cơ trẻ nhiễm vi khuẩn do các vật dụng trung gian như thiết bị nội soi, vật dụng nha khoa,…
- Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.
Trẻ bị nhiễm HP khi nào cần đi gặp bác sĩ
Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ là rất quan trọng. Điều trị càng sớm sẽ càng hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Khi phát hiện vi khuẩn HP ở trẻ em, phụ huynh cần điều trị sớm, một số dấu hiệu bệnh như là:
- Buồn nôn, nôn
- Đầy bụng, khó tiêu
- Đau bụng liên tục, dữ dội, đau quặn từng cơn
- Chán ăn, cơ thể suy nhược, xanh xao
- Rối loạn tiêu hóa (dấu hiệu thường gặp nhất)
Phòng tránh nhiễm HP cho trẻ
- Lựa chọn các thực phẩm sạch, nước sạch, có xuất xứ rõ ràng.
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi.
- Tránh để bé nghịch bẩn.
- Không nhai mớm thức ăn, hạn chế hôn bé.
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng riêng các vật dụng như bàn chải đánh răng, ly, cốc…
- Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP, không được cho trẻ dùng chung bát đũa, bát nước chấm, không hôn, không nhai mớm, không để bé dùng chung các dụng cụ vệ sinh cá nhân.
- Thường xuyên đưa trẻ đi khám để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Trẻ bị nhiễm HP nên ăn gì?
Trẻ bị nhiễm HP nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và giúp ức chế hoạt động của loại vi khuẩn, giảm thiểu tác đến dạ dày:
- Thức ăn bổ sung probiotics: sữa chua, các thức uống lên men tự nhiên
- Thực phẩm chứa chất béo như omega 3 hay omega 6 trong Cá hồi, Cá thu, Hàu, Đậu nành, Hạt chia, Cá trích…
- Quả nam việt quất, nho đỏ, mâm xôi, dâu tằm
- Súp lơ xanh, bắp cải
- Thực phẩm giàu chất xơ: Táo, lê, rau lá xanh, bột yến mạch
- Củ nghệ, củ gừng, mật ong, khoai lang
- Hành lá, hành tây, tỏi, hẹ, ớt chuông đỏ
- Các loại dầu thực vật: dầu ô liu, dầu Oregano
- Trà xanh
- Thịt và cá nạc hấp, luộc hoặc băm nhỏ nấu canh
Những thực phẩm không nên ăn
- Trái cây có nhiều axit như: Cà chua, cam, quýt hay các loại trái cây có múi khác
- Chocolate
- Thực phẩm, đồ ăn chứa chất béo không lành mạnh bao gồm thịt mỡ động vật, nội tạng, các món chiên xào, thức ăn nhanh.
- Gia vị cay: Các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt
- Thực phẩm giàu Carbohydrates: g mì ống, ngũ cốc, nước ngọt và một số loại trái cây, rau củ
- Thức ăn chứa nhiều muối và các món chua
- Cà phê, trà đậm, nước có cồn, sữa
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng nhiễm HP ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo