Trẻ đang thay răng có sao không? Nguyên nhân trẻ thay răng
Trẻ đang thay răng có sao không?
Việc trẻ đang thay răng là quá trình răng cũ – răng sữa rụng và thay thế bằng chiếc răng vĩnh viễn. Quá trình này thường diễn ra khi trẻ được 6 – 12 tuổi, có thể sớm hoặc muộn tuỳ theo từng bé. Bất kì bé nào cũng phải trải qua quá trình thay răng sữa, vì quá trình này thuộc hoạt động phát triển bình thường. Số lượng chân răng cũng ảnh hưởng đến thời gian rụng của chúng. Cụ thể, răng một chân sẽ tốn vài tuần trong khi có thể kéo dài tận 1 – 2 tháng với răng nhiều chân.
Nguyên nhân trẻ thay răng
Răng sữa có vai trò quan trọng trong quá trình nhai thức ăn trong giai đoạn đầu và sự phát triển kỹ năng nói ở trẻ. Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của răng sữa thực ra là để bảo vệ không gian cho sự mọc răng vĩnh viễn. Hàm của trẻ chưa đủ rộng để chứa đủ số lượng (thường là 32 răng vĩnh viễn) và kích thước của răng vĩnh viễn. Vì thế, thay răng là hiện tượng bình thường, không gây ra bởi bệnh tật, không nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ.
Cách chăm sóc cho trẻ đang thay răng
Dưới đây là phương pháp chăm sóc trẻ đang thay răng:
- Không để trẻ chạm tay vào vùng nướu có răng vừa nhổ. Việc này sẽ khiến quá trình mọc răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Nhắc trẻ đánh răng thường xuyên nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh về răng miệng.
- Dạy trẻ đánh răng đúng cách sẽ giúp bé vệ sinh răng tốt hơn.
- Cho trẻ dùng kháng sinh theo yêu cầu của bác sĩ hạn chế việc tấn công bởi vi khuẩn.
- Đưa trẻ đến nha sĩ để nhổ và kiểm tra định kì
- Chườm lạnh cho bé giúp làm giảm cơn đau răng
Trẻ đang thay răng khi nào cần đi khám?
Ngay cả khi răng trẻ mọc thẳng và đều, trẻ cũng cần được thăm khám bởi nha sĩ vì thông qua kĩ thuật chụp hình hay kiến thức chuyên môn mới nhận định chính xác. Ngoài ra, các trường hợp khác như: răng vĩnh viễn mọc vào vị trí của răng sữa chưa lung lay,… cần đưa bé đến phòng khám để có giải pháp phù hợp. Không nên tự ý nhổ răng ở nhà, đặc biệt là dùng chỉ. Việc nhổ răng không đúng kĩ thuật có thể tạo vết thương hở ở nướu. Hoặc xử lí vết thương không đúng cách có nguy cơ khiến bé bị nhiễm trùng.
Thực đơn cho trẻ đang thay răng
Thực phẩm nên tránh
- Kẹo gôm
- Đồ ăn ngọt: bánh, kẹo, kem,..
- Đồ ăn cứng, khó nhai: chân giò, cá chiên giòn, sườn sụn,… sẽ khiến cơn đau sau nhổ răng trầm trọng hơn.
- Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Thực phẩm nên ăn
- Thức ăn mềm, lỏng: súp, cháp; tuy nhiên tránh ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng sự phát triển của hàm dưới.
- Thực phẩm chứa canxi: thịt, sữa, cá, rau xanh,..
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có độ cứng nhất định: cà rốt, cần tây,… để kích thích quá trình mọc răng
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ đang thay răng phải làm sao? Trẻ nhỏ đang thay răng có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo