Trẻ nhỏ bị suy tim có sao không? Nguyên nhân trẻ nhỏ bị suy tim
1. Trẻ nhỏ bị suy tim có sao không?
Nếu suy tim ảnh hưởng đến phần tim trái, tim sẽ rất khó khăn trong việc vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Khi suy tim ảnh hưởng đến vùng bên phải, rất khó cho tim bơm máu đến phổi. Tình trạng trẻ nhỏ bị suy tim thường có xu hướng phát triển hơi chậm hơn các bé khỏe mạnh và chiều cao cũng hơi thấp hơn.
2. Nguyên nhân trẻ nhỏ bị suy tim
Suy tim ở trẻ em thường do dị tật tim bẩm sinh. Trong một số trường hợp, trẻ em cũng bị suy tim do nhiễm trùng hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác như là: Bệnh cơ tim phì đại, bệnh lý van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh phổi mãn tính, thiếu máu, nhiễm siêu vi, tăng huyết áp, mất máu nhiều, cường giáp, biến chứng sau mổ tim, tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc hóa trị.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ nhỏ bị suy tim
Trẻ gặp các vấn đề về tim cần được bác sĩ thăm khám cụ thể để có hướng điều trị phù hợp. Đồng thời, phụ huynh cũng cần lưu ý:
- Cho trẻ tập thể dục đều đặn phù hợp để giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
- Tuân thủ điều trị, liều dùng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ
- Hạn chế muối có thể giúp kiểm soát triệu chứng sung huyết
- Thực hiện tiêm phòng cúm và viêm phổi do phế cầu đầy đủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Trẻ bị suy tim có thể xuất hiện các triệu chứng của trầm cảm và những dấu hiệu suy giảm nhận thức, vì vậy nên gia đình hỗ trợ người bệnh trong việc hòa nhập xã hội
- Phòng ngừa bệnh nhân béo phì và hạn chế chất kích thích.
- Nên cho trẻ ăn tối sớm, đảm bảo bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm, sau khi ăn cần phải nghỉ ngơi 30-40 phút
Trẻ nhỏ bị suy tim khi nào cần đi gặp bác sĩ
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ gặp vấn đề về tim thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Nếu dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất của suy tim. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Sưng chân, mắt cá chân, mí mắt, mặt và đôi khi cả ở bụng
- Thở nhanh bất thường, khó thở hoặc hơi thở ngắn
- Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn.
- Buồn ngủ khi ăn hoặc trở nên quá mệt để ăn.
- Tăng cân bất thường trong thời gian ngắn, mặc dù kém ăn (thường là do sự tích nước trong cơ thể)
- Ho và tắc nghẽn trong phổi
- Đổ nhiều mồ hôi khi ăn, chơi hoặc tập thể dục
- Khó thở khi thực hiện các hoạt động thường ngày, đặc biệt là đi bộ và leo cầu thang.
- Giảm khối lượng cơ
- Chậm phát triển cân nặng, không tăng cân
- Thay đổi nhiệt độ và màu da (thường là da lạnh, ẩm hoặc ra nhiều mồ hôi, nóng bừng…)
- Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào mức mà khả năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng.
Phòng tránh suy tim cho trẻ
- Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kì
- Giữ cho môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ
- Cho trẻ tham gia hoạt động thể chất thường xuyên
- Cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ
- Tránh xa khói thuốc, chất kích thích
- Không tự ý điều trị tại nhà
- Không tùy tiện sử dụng thuốc
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
- Tích cực phòng tránh các nguy cơ gây viêm, nhiễm khuẩn đường hô hấp
Trẻ nhỏ bị suy tim nên ăn gì?
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật.
- Nếu có dùng thuốc chống đông nên hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh sẫm màu như: cải bó xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải, mùi tây và rau diếp…
- Chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ. Không nên ăn các loại thức ăn lên men như: cải bắp, rau cải, đậu đỗ, dưa muối, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế muối, nhất là suy tim nặng, thường giới hạn < 1.5g muối mỗi ngày.
- Uống nước theo nhu cầu phù hợp với trẻ và mức độ suy tim
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng suy tim ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo