Nuôi dạy một đứa trẻ có tính cầu toàn chưa bao giờ là dễ dàng. Sự cầu toàn có thể khiến trẻ gặp rắc rối với những áp lực mang lại từ sự hoàn hảo mà chúng phải đạt được. Từ đó dẫn đến tình trạng cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ đều phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ những áp lực đó.
Cùng Medplus tìm hiểu về những gì mà bạn cần và có thể làm để giúp trẻ có tính cầu toàn cân bằng cuộc sống của chúng thông qua bài viết sau.
1. Điều gì tạo nên sự cầu toàn?
Trẻ em có kỳ vọng cao về bản thân là điều tốt. Nhưng nếu chúng mong đợi mọi thứ đều hoàn hảo, trẻ sẽ không bao giờ hài lòng với màn trình diễn của mình.
Trẻ em có tính cầu toàn thường thiết lập những mục tiêu không thực tế cho bản thân. Sau đó, trẻ sẽ đặt ra áp lực rất lớn cho bản thân để cố gắng đạt được mục tiêu của mình. Cho dù chúng đạt được điểm 9 cho môn toán trong bài kiểm tra thì những đứa trẻ cầu toàn sẽ luôn bị ám ảnh rằng bài làm của chúng là một thất bại thảm hại khi chúng không đạt được mục tiêu là điểm tối đa của mình.
Khi thành công, chúng sẽ phải vật lộn để tận hưởng thành quả của mình. Trẻ thường nâng cao thành tích của mình và lo lắng rằng chúng sẽ không thể lặp lại kết quả hoặc duy trì mức độ thành công của mình.
2. Các kiểu cầu toàn
Một số nhà nghiên cứu tin rằng có thể trở thành một người cầu toàn thích ứng, nghĩa là những kỳ vọng quá cao không thực tế của một đứa trẻ thực sự có thể giúp chúng tốt trong cuộc sống. Nhưng các nhà nghiên cứu khác cho rằng chủ nghĩa hoàn hảo thực sự luôn có hại.
Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được ba kiểu cầu toàn riêng biệt:
- Cầu toàn có định hướng khác – Đặt ra những tiêu chuẩn không thực tế cho người khác
- Cầu toàn tự định hướng bản thân – Giữ những kỳ vọng không thực tế cho bản thân
- Cầu toàn được xã hội quy định – Tin rằng người khác, chẳng hạn như cha mẹ hoặc huấn luyện viên, có những kỳ vọng không thực tế về họ
Cả ba kiểu cầu toàn này đều có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ về cả thể chất lẫn tinh thần.
3. Các dấu hiệu
Các dấu hiệu cảnh báo về sự cầu toàn sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn và kiểu cầu toàn mà chúng trải qua. Tuy nhiên, nói chung, các dấu hiệu có thể bao gồm:
- Khó khăn khi hoàn thành bài tập vì công việc không bao giờ ‘đủ tốt’
- Lo lắng cao độ xung quanh thất bại
- Nhạy cảm cao với những lời chỉ trích
- Khả năng chịu đựng sự thất vọng thấp khi mắc lỗi
- Chần chừ để tránh những nhiệm vụ khó khăn
- Tự phê bình, tự ý thức và dễ xấu hổ
- Rắc rối khi đưa ra quyết định hoặc ưu tiên nhiệm vụ
- Rất hay chỉ trích người khác
4. Các yếu tố rủi ro
Các nhà khoa học cho rằng có một số yếu tố có thể góp phần vào tính cầu toàn ở trẻ em.
Áp lực học tập – Trẻ em có thể sợ điểm trung bình dưới mức tối đa hoặc điểm bài kiểm tra thấp hơn mong đợi sẽ phá hoại nỗ lực của chúng để vào một trường đại học tốt. Những người khác cố gắng trở nên hoàn hảo để có thể nhận được học bổng. Những áp lực học tập đó có thể khiến trẻ cảm thấy mình cần phải trở nên hoàn hảo để đi đến bất cứ đâu trong cuộc sống.
Yếu tố sinh học – Nghiên cứu được công bố vào năm 2015 cho thấy sự cầu toàn có liên quan chặt chẽ đến một số bệnh tâm thần, như rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn ăn uống. Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng có thể có một thành phần sinh học ảnh hưởng và dẫn đến sự cầu toàn.
Mong muốn làm hài lòng – Một số trẻ muốn có được sự ngưỡng mộ và yêu mến bằng cách thể hiện rằng chúng có thể hoàn hảo về mọi mặt. Điều này có thể xuất phát từ mong muốn giảm bớt căng thẳng của cha mẹ hoặc đó có thể là cách duy nhất một đứa trẻ biết cách thu hút sự chú ý.
Giá trị bản thân thấp – Một đứa trẻ cảm thấy tồi tệ về bản thân có thể nghĩ rằng mình chỉ giỏi bằng thành tích của mình. Những người cầu toàn có xu hướng tập trung vào những sai lầm của họ; tuy nhiên, điều này khiến họ không bao giờ cảm thấy đủ tốt.
Ảnh hưởng của cha mẹ – Khen ngợi con bạn là “đứa trẻ thông minh nhất toàn trường” hoặc “bám sát mọi mặt trong môn thể dục” có thể khiến con bạn tin rằng những sai lầm là xấu. Chúng có thể nghĩ rằng mình phải thành công bằng mọi giá.
Cha mẹ cầu toàn – Cha mẹ cầu toàn thường nuôi dạy con cái theo chủ nghĩa hoàn hảo. Điều này có thể xuất phát từ hành vi đã học được nếu một đứa trẻ chứng kiến hành động tìm kiếm sự hoàn hảo của cha mẹ hoặc cũng có thể phản ánh tính cách di truyền.
Khích động về thành công và thất bại – Từ vận động viên ưu tú cho đến ngôi sao nhạc pop mới nhất, truyền thông thường miêu tả mọi người là hoàn hảo. Đồng thời, những câu chuyện trên các phương tiện truyền thông khác cũng làm giật gân lên việc một sai lầm đã khiến một người nào đó trở thành kẻ thất bại hoàn toàn. Những câu chuyện truyền thông này có thể thuyết phục những người trẻ tuổi rằng họ cần phải hoàn hảo trong mọi việc họ làm.
Tổn thương – Trải nghiệm đau thương có thể khiến trẻ cảm thấy mình không được yêu thương hoặc không được chấp nhận trừ khi chúng hoàn hảo.
5. Những nguy cơ tiềm ẩn của sự cầu toàn
Là một người cầu toàn sẽ không khiến con bạn vươn lên dẫn đầu. Trên thực tế, chủ nghĩa hoàn hảo có thể gây tác dụng ngược. Dưới đây là một số vấn đề mà những người cầu toàn có thể gặp phải:
Lo lắng về việc mắc sai lầm ngăn cản một số người theo chủ nghĩa hoàn hảo đến với thành công. Nỗi sợ thất bại ngăn cản họ thử những điều mới.
Che giấu nỗi đau và sự xáo trộn của trẻ có tính cầu toàn. Chúng cảm thấy bị bắt buộc phải tỏ ra hoàn hảo ở bề ngoài, và do đó, nhiều người trong số đó âm thầm đau khổ khi có vấn đề.
Mức độ căng thẳng cao hơn. Vì những người theo chủ nghĩa hoàn hảo cảm thấy buộc phải tránh sai lầm nên họ luôn bị căng thẳng ở mức độ cao. Và quá nhiều căng thẳng có thể có hại cho sức khỏe thể chất và cảm xúc của họ.
Sự cầu toàn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tinh thần. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo có thể có nguy cơ cao bị trầm cảm, lo lắng và các vấn đề sức khỏe tinh thần khác.
6. Tìm cách giải quyết
6.1. Giúp con bạn phát triển lòng tự trọng lành mạnh
Tham gia vào các hoạt động giúp con bạn cảm thấy hài lòng về con người của mình, không chỉ là những gì trẻ đạt được. Hoạt động tình nguyện, học hỏi những điều mới và tham gia vào các hoạt động nghệ thuật chỉ là một vài cách để giúp con bạn phát triển cái nhìn lành mạnh hơn về bản thân.
6.2. Giúp con bạn xác định những gì có thể kiểm soát và những gì không thể
Cho dù con bạn muốn trở thành cầu thủ bóng rổ giỏi nhất toàn trường hay muốn giành chiến thắng trong mọi kỳ thi, hãy nói rõ rằng chúng không thể kiểm soát nhiều trường hợp ảnh hưởng đến thành công của mình. Trẻ không thể kiểm soát mức độ khó khăn của giáo viên khi ra đề kiểm tra và trẻ cũng không thể kiểm soát các biểu hiện của bạn mình tốt như thế nào, nhưng chúng có thể kiểm soát nỗ lực của mình.
6.3. Lối suy nghĩ lành mạnh
Dạy con bạn sử dụng lòng trắc ẩn thay vì chỉ trích bản thân. Nói chuyện với chính mình để cho trẻ thấy rằng bạn đối xử tử tế với bản thân ngay cả khi bạn mắc lỗi. Nói với trẻ rằng chúng ta luôn có quyền mắc lỗi và điều quan trọng là phải sửa lỗi chứ không phải cố gắng né tránh lỗi lầm và chỉ trích bản thân khi mắc phải. Và một điều nữa là bạn cần phải cho trẻ biết rằng bạn luôn sẵn sàng tha thứ cho trẻ khi chúng phạm phải sai lầm, không phải phạt hay trách móc.
6.4. Xem xét lại kỳ vọng của bạn
Đảm bảo rằng bạn không tạo áp lực để con mình trở nên hoàn hảo. Tạo ra những kỳ vọng cao nhưng hợp lý. Và theo dõi kỳ vọng của bạn theo thời gian để đảm bảo rằng bạn không kỳ vọng quá nhiều từ con mình. Nếu trẻ không đạt được mục tiêu của bạn hoặc trẻ muốn bỏ việc cố gắng đạt được mục tiêu của bạn, bạn có thể đã mong đợi quá nhiều từ chúng.
6.5. Khen ngợi những nỗ lực của con bạn thay vì kết quả
Tránh khen con bạn đạt điểm 10 trong bài kiểm tra chính tả. Thay vào đó, hãy khen ngợi trẻ vì đã học tập chăm chỉ. Ngoài ra, hãy khen ngợi chúng vì đã đối xử tử tế với người khác hoặc là một người bạn tốt. Hãy nói rõ rằng thành tích không phải là điều quan trọng duy nhất trong cuộc sống.
6.6. Đặt mục tiêu thực tế với con bạn
Nói chuyện với con bạn về những mục tiêu mà con muốn đạt được. Nếu mục tiêu của trẻ đòi hỏi sự hoàn hảo, hãy nói chuyện về sự nguy hiểm của việc đặt ra những mục tiêu cao không thực tế cho bản thân và giúp con bạn thiết lập những mục tiêu thực tế hơn.
6.7. Chia sẻ những câu chuyện thất bại của chính bạn
Chia sẻ với con bạn rằng bạn không hoàn hảo. Kể cho trẻ nghe về khoảng thời gian bạn không kiếm được việc làm hoặc khoảng thời gian bạn thất bại trong một bài kiểm tra. Giải thích cách bạn đối phó với thất bại của mình và nói với chúng rằng không một ai trong chúng ta là hoàn hảo cả.
6.8. Dạy các kỹ năng đối phó lành mạnh
Mặc dù thất bại là điều khó chịu, nhưng nó không phải là không thể chấp nhận được. Dạy con bạn cách đối phó với sự thất vọng, bị từ chối và sai lầm một cách lành mạnh. Trò chuyện với một người bạn, viết nhật ký hoặc vẽ một bức tranh chỉ là một vài kỹ năng đối phó có thể giúp trẻ giải quyết cảm xúc của mình.
Nguồn tham khảo: What to Do When Your Child Is a Perfectionist
Các bài viết có liên quan: