Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Tại sao uống rượu, bia lại đỏ mặt?

Tại sao uống rượu, bia lại đỏ mặt?

Tình trạng uống rượu đỏ mặt hoặc da ửng hồng sau mỗi lần sử dụng thức uống có cồn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn nhạy cảm với các chất kích thích.

Uống rượu mặt đỏ có tốt không? Theo các chuyên gia, hiện tượng da ửng đỏ sau khi uống rượu bia là điều khá phổ biến ở người châu Á. Mặc dù không gây ra các vấn đề sức khỏe ngay lập tức, nhưng hiện tượng trên có thể báo hiệu nguy cơ gia tăng một số vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như huyết áp cao và ung thư.

Trong bài viết này, MedPlus sẽ lý giải tại sao một số người lại gặp phải tình trạng đỏ mặt khi uống rượu, bia, trong khi những người khác thì không, cũng như 1 số các tác hại của rượu bia nếu như bạn uống quá nhiều.

Đối tượng dễ bị đỏ mặt khi uống rượu?

Theo 1 số nghiên cứu, có ít nhất khoảng 8% dân số trên thế giới bị thiếu ALDH. Trong đó, người Đông Á bị đỏ mặt do phản ứng từ việc uống rượu chiếm đa số. Vì vậy, hiện tượng này thường được gọi là “ Đỏ mặt châu Á” hoặc “Chứng đỏ bừng mặt châu Á”.

Một số nghiên cứu cũng cho ra kết quả những người gốc Do Thái sẽ có nhiều khả năng bị đột biến ALDH. Nguyên nhân tại sao một số nhóm người nhất định có nhiều khả năng gặp vấn đề uống rượu đỏ mặt vẫn chưa được lý giải, nhưng đây là tình trạng có tính chất di truyền bởi từ một hoặc cả hai bố mẹ.

Tại sao uống bia, rượu lại đỏ mặt?

1. Do cơ địa nhạy cảm

Hiện tượng đỏ bừng mặt khi uống rượu bia là biểu hiện cho biết cơ thể bạn khá nhạy cảm và ít dung nạp với đồ uống có cồn. Thông thường, tất cả bia rượu đều chứa một chất gọi là ethanol.

Sau khi bạn uống vào, cơ thể bắt đầu phân hủy ethanol thành các chất chuyển hóa để dễ dàng đào thải ra ngoài. Một trong những chất chuyển hóa này là acetaldehyd, vốn được nhận định là rất độc hại cho cơ thể.

Khi tiêu thụ rượu bia ở mức độ vừa phải, cơ thể thường có thể xử lý các chất chuyển hóa này tương đối tốt. Tuy nhiên, nếu một người nhạy cảm với rượu hoặc uống nhiều rượu, cơ thể không kiểm soát được tất cả các chất độc đó và acetaldehyd có thể bắt đầu tích tụ bên trong.

>>> Bạn có thể quan tâm: Uống rượu bia bao nhiêu là tốt?

Hiện tượng da mặt đỏ bừng xảy ra do các mạch máu trong mặt giãn ra để phản ứng lại với các độc tố này. Ở một số người, điều này có thể xảy ra sau khi uống rượu với lượng rất ít. Sự tích tụ acetaldehyd cũng có thể khiến bạn buồn nôn và tim đập nhanh. Những ai gặp phải tình trạng này đều rất hiếm khi uống rượu bia do cảm giác xảy ra sau đó không hề dễ chịu chút nào.

2. Do gene

Vì sao uống rượu lại đỏ mặt? Một lý do khác khiến bạn bị đỏ mặt khi uống rượu, hoặc thậm chí uống rượu bị đỏ toàn thân có thể liên quan đến đặc điểm di truyền. Trong gan có một loại enzyme tên là aldehyd dehydrogenase 2 (ALDH2) có nhiệm vụ phá vỡ độc chất acetaldehyd thành các sản phẩm ít gây hại cho cơ thể hơn.

Như đã đề cập, một số người gặp phải vấn đề về di truyền và do đó, cơ thể họ không thể tạo ra loại enzyme này. Từ đó dẫn đến kết quả acetaldehyd tích tụ trong cơ thể sau khi uống rượu, gây ra hiện tượng đỏ bừng mặt đặc trưng.

Uống rượu, bia mặt đỏ có tốt không?

uong ruou bia 1 - Medplus

Mặc dù bản thân hiện tượng đỏ bừng da mặt sau khi uống rượu bia không quá nguy hiểm, nhưng những người mắc bệnh này có nguy cơ mắc phải chứng cao huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2013 trên nam giới Hàn Quốc đã nghiên cứu sự khác biệt về huyết áp giữa những người bị đỏ mặt khi uống rượu và những người có biểu hiện bình thường.

Vậy uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu? Sau khi tính đến các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, hút thuốc và thói quen tập thể dục, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người đàn ông đỏ bừng mặt sau khi uống rượu có nguy cơ mắc huyết áp cao hơn đáng kể khi họ sử dụng đồ uống có cồn từ 4 – 5 lần mỗi tuần. Ngược lại, những người có biểu hiện bình thường sau khi uống rượu vẫn ở trạng thái ổn định và không cho thấy huyết áp tiềm ẩn nguy cơ tăng lên.

Bên cạnh đó, rượu đã được xác định là tác nhân gây ung thư đường tiêu hóa. Đây là loại ung thư bao gồm bộ phận đường hô hấp và phần trên của đường tiêu hóa (môi, miệng, lưỡi, mũi, họng, dây thanh âm và một phần của thực quản và khí quản). Một số nhà nghiên cứu tin rằng nguy cơ ung thư vòm họng lên cao có thể là do sự gia tăng nồng độ acetaldehyd. Hàm lượng acetaldehyd cao sẽ tấn công DNA trong các tế bào, từ đó kích thích các tế bào ung thư phát triển.

Có thể ngăn ngừa hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu, bia không?

uong ruou bia 2 1 - Medplus

Uống rượu đỏ mặt thường đến từ nguyên nhân thiếu hụt ALDH, vốn rất có hại cho sức khỏe bạn. Tuy các phương pháp điều trị giúp che đi vết mẩn đỏ nhưng đó cũng chỉ là che đậy các triệu chứng của bạn. Nếu bạn bị đỏ bừng mặt khi uống rượu, hạn chế hoặc tránh uống rượu vẫn là biện pháp được khuyến khích hàng đầu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bia rượu chịu trách nhiệm cho hơn 5% các ca tử vong trên toàn thế giới và làm tăng nguy cơ phát triển một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm:

  • Bệnh gan
  • Nghiện rượu
  • Huyết áp cao
  • Suy giảm trí nhớ
  • Các vấn đề về tiêu hóa
  • Bệnh tim hoặc đột quỵ.

Nên làm gì sau khi uống rượu, bia?

Việc phải chịu đựng cảm giác khó chịu sau mỗi lần dùng thức uống có cồn là điều không ai muốn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tương tự thì một số biện pháp để cải thiện tình trạng gồm:

  • Uống nhiều nước lọc để tránh mất nước
  • Uống trà gừng nhằm giảm nhẹ tình trạng buồn nôn
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C…

Cách duy nhất để ngăn ngừa hiện tượng này là tránh hoặc hạn chế sử dụng thức uống có cồn. Đây cũng là ý kiến hay dẫu cho bạn có thói quen dùng rượu bia hay không. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng đỏ mặt khi uống các đồ uống chứa cồn. Một lối sống lành mạnh, “nói không với bia rượu” sẽ là cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm các tác hại từ rượu bia gây ra cho sức khỏe bạn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *