Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Loạn sản xương hông: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh

loan san xuong hong 2 - Medplus

Tổng quát

Loạn sản xương hông là một thuật ngữ y học, chỉ một ổ cối không bao phủ hoàn toàn phần đầu của xương đùi trên. Điều này làm khớp háng bị trật một phần hoặc hoàn toàn. 

Các bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng để tìm các dấu hiệu của chứng loạn sản xương hông ngay sau khi sinh và trong quá trình thăm khám sức khỏe cho bé. Nếu chứng loạn sản xương hông được chẩn đoán ở giai đoạn sơ sinh, nẹp mềm thường có thể khắc phục được vấn đề này.

Các trường hợp nhẹ hơn của chứng loạn sản xương hông là người bệnh không xuất hiện các triệu chứng cho đến khi người đó ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc thanh niên. Loạn sản xương hông có thể làm hỏng sụn lót khớp và nó cũng có thể làm tổn thương sụn mềm bao quanh phần ổ của khớp háng. 

Ở trẻ lớn và thanh niên,  phẫu thuật đưa xương vào vị trí thích hợp để khớp vận động trơn tru hơn.

Các triệu chứng

loan san xuong hong 1 1 - Medplus

Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau tùy theo nhóm tuổi. Ở trẻ sơ sinh, bạn có thể nhận thấy rằng một chân dài hơn chân kia. Một khi trẻ bắt đầu biết đi, chân có thể phát triển. Trong quá trình thay tã, một bên hông có thể kém linh hoạt hơn bên còn lại.

Ở thanh thiếu niên và thanh niên, chứng loạn sản xương hông có thể gây ra các biến chứng đau đớn như viêm xương khớp. Điều này có thể gây ra đau háng khi hoạt động. Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải cảm giác bất ổn ở hông.

Nguyên nhân

Khi mới sinh, khớp háng được cấu tạo từ sụn mềm, sau đó cứng dần thành xương. Đầu xương đùi trên cần phải khớp với ổ cối, nếu không ổ cối sẽ không bao phủ hết đầu xương đùi và trở nên nông.

Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, phần khoảng trống trong bụng mẹ bầu quá ít làm đầu xương đùi của trẻ di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, gây ra nông ổ cối. Các yếu tố có thể làm giảm không gian trong bụng mẹ bao gồm:

  • Lần đầu mang thai
  • Thai nhi lớn
  • Ngôi mông.

loan san xuong hong 3 1 - Medplus

Các yếu tố rủi ro

Loạn sản xương hông có xu hướng di truyền và phổ biến hơn ở bé gái. Nguy cơ mắc chứng loạn sản xương hông cũng cao hơn ở trẻ sinh ra ở ngôi mông hoặc có dị tật bàn chân.

Chẩn đoán

loan san xuong hong 4 1 - Medplus

Trong các lần thăm khám sức khỏe cho trẻ, bác sĩ sẽ kiểm tra chứng loạn sản xương hông bằng cách di chuyển chân của trẻ sơ sinh theo nhiều hướng khác nhau để biết liệu khớp háng có ở đúng vị trí hay không.

Thực tế, các trường hợp nhẹ của chứng loạn sản xương hông sẽ khó chẩn đoán và không gây ra vấn đề cho đến khi trẻ trưởng thành. Nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn bị chứng loạn sản xương hông, họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Điều trị

Điều trị loạn sản xương hông phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh. Trẻ sơ sinh thường được điều trị bằng nẹp mềm như dây nịt Pavlik để cố định phần khớp háng trong vài tháng. 

Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng, nẹp mềm không còn phù hợp. Thay vào đó, bác sĩ sẽ bó bột để cố định xương vào vị trí thích hợp trong vài tháng. Đôi khi cần phải phẫu thuật để ghép khớp lại với nhau đúng cách.

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị duy nhất cho trẻ lớn và người trưởng thành. Nếu chứng loạn sản nhẹ, bác sĩ có thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi khớp.

Tuy nhiên, nếu tình trạng loạn sản nặng hơn, bác sĩ có thể phải lấy ổ cối ra khỏi khung chậu và đặt lại để nó khớp với đầu xương đùi. Phẫu thuật này được gọi là cắt xương chậu quanh ổ cối. 

Ngoài ra, phẫu thuật thay khớp háng có thể là một lựa chọn cho những người lớn tuổi nếu khớp háng bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến chứng viêm khớp suy nhược.

Kết luận

Nếu không điều trị, trong tương lai, vấn đề sức khỏe này có thể làm tổn thương phần sụn mềm xung quanh ổ cối khớp háng. Không những vậy, bệnh cũng làm trẻ dễ bị viêm xương khớp trong tương lai.

Như vậy, qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng rằng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về loạn sản xương hông. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi.

Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Hip dysplasia

 

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.