Theo tài liệu Đông Y: Thất diệp nhất có tính hơi hàn, chứa độc nhẹ và có vị đắng. Tác dụng Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng viêm. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản


1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Thất diệp nhất chi hoa, Tảo hưu, Thiết đăng đài, Độc cước liên, Thảo hà xa, Chi hoa đầu.
- Tên khoa học: Paris polyphylla Smith
- Họ: họ Hành (Liliaceae).
2. Mô tả cây
Dược liệu:
- Dược liệu: Thân rễ ngắn, dài chừng 5-15cm, đường kính 2,5-2,5 cm, rất nhiều đốt, khó bẻ, vết bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng.
- Ra hoa tháng 3-7, quả tháng 8-12.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Cây mọc hoang ở những vực khe ẩm tối, gần suối ở độ cao trên 600m. Gặp nhiều ở Lào Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phương), Bắc Thái (Ðại Từ), Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Bắc. Cũng mọc nhiều ở Trung Quốc với nhiều thứ khác nhau
Thu hoạch
- Thân rễ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch phơi khô.
Bộ phận dùng
- Thân rễ (Rhizoma Paridis) phơi hay sấy khô của cây Bảy lá một hoa.
Chế biến
- Sau khi thu hái rửa sạch, phơi khô, bảo quản dùng dần.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Có Saponin là α- pantin và α paristyphnin. Genin có các chất paristaphin, diosgenin, pennogenin.
- Ngoài ra còn có các chất: stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid, β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid, gracillin, paris saponin D, paris saponin H. 12-hydroxy-diosgenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranosid, 1-O-α-linolenoyl-3-β-D-galactopyranosyl-glyxerol, stigmasterol, thymidin, resveratrol, ε-viniferin. pennogenin, stigmasterol-3-O-D-glucosid, diosgenin-3-O-α-L rhamnopyranosyl-(1→4)-β-D-glycopyranosid, diosgenin-3-O-α-Lrhamnopyranosyl-(1→2)-β-D-glycopyranosid, dioscin, paris saponin II, và paris saponin VII.
B. Tác dụng dược lý
- Làm giảm cơn ho hen, cầm ho.
- Chiết xuất dược liệu có tác dụng ức chế hoạt tính tinh trùng, cầm máu.
- Tác dụng kháng khuẩn, có tác dụng ức chế trực khuẩn lị, E. coli trực khuẩn, thương hàn, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết và não mô cầu.
- Tác dụng phòng chống ung thư, ức chế hoạt động của ung thư cổ tử cung (thí nghiệm trên động vật).
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Cây Thất diệp nhất chi hoa tính hơi hàn, chứa độc nhẹ và có vị đắng.
Qui Kinh
- Kinh Can.
Công năng
- thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng viêm.
Công Dụng
- Chữa sốt, rắn độc cắn, ho lâu ngày, hen suyễn.
Lưu Ý
- Cây có độc, khi dùng phải thận trọng. Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
Liều dùng
- Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài (giã đắp lên nơi sưng đau) không kể liều lượng.
Bài thuốc sử dụng
1. Chữa trẻ em kinh sài, tay chân co giật:
Thân rễ bảy lá một hoa, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 0,5 – 1g, ngày 4- 5 lần
[elementor-template id="263870"]
2. Chữa trẻ em sốt cao co giật hoặc quai bị, lên sởi và các chứng sung viêm phát sốt:
Thân rễ bảy lá một hoa (4g), thiên hoa phân (8g), bạc hà (12g). Sắc uống.
3. Chữa rắn độc cắn, nhọt ở vú, viêm phổi:
Thân rễ bảy lá một hoa (4 – 20g). Sắc uống.
4. Chữa hen suyễn, ung thư phổi:
Thân rễ bảy lá một hoa (4 – 20g) phối hợp với các vị thuốc khác
5. Chữa lòi dom:
Thân rễ bảy lá một hoa mài với giấm bôi rồi đẩy vào.
6. Cắt cơn hen, trừ đờm:
Thất diệp nhất chi hoa 15g, tán bột, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần.
7. Chữa mụn nhọt:
Thân rễ thất diệp nhất chi hoa giã nát, trộn với một chút dấm trắng đắp vào chỗ mụn nhọt đến khi khỏi
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam