Phần lớn các động tác thăng bằng tay đều tương đối khó với người mới làm quen với yoga. Để chinh phục loại tư thế này, bạn có thể đi từng bước với các động tác từ cơ bản đến nâng cao.Nếu để ý, bạn sẽ thấy hình ảnh của các yogi thực hiện các động tác thăng bằng tay đang dần trở thành biểu tượng yoga hiện đại.
Những hình ảnh này xuất hiện khắp mọi nơi, từ ảnh bìa tạp chí cho đến mạng xã hội và đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người yêu yoga trên toàn giới. Cùng Medplus tìm hiểu về lợi ích và cách thực hiện 6 bài tập sau đây nhé!
Bạn cũng muốn thực hiện những động tác đẹp mắt như những hình ảnh mà mình đã thấy? Điều này hoàn toàn có thể nhưng sẽ cần sự kiên nhẫn rất lớn. Và đừng quên mọi thứ cần phải làm quen từ từ.
Các động tác thăng bằng đòi hỏi bạn phải có một sự tập trung cao độ. Với các động tác thăng bằng tay, điều này càng đặc biệt quan trọng. Nếu đầu óc bạn cứ miên man suy nghĩ tối nay sẽ nấu gì, bạn sẽ không thể nào thực hiện được tư thế trồng chuối.
Tuy nhiên, đổi lại, nếu thực hiện được, các tư thế này sẽ đem đến cho sự tự tin, can đảm và sức mạnh bên trong. Trong yoga có rất nhiều động tác thăng bằng cánh tay khác nhau, một số sẽ phù hợp cho người mới tập, trong khi một số khác sẽ phức tạp hơn để thử thách những yoga giàu kinh nghiệm.
Tuy nhiên, dù là động tác thuộc cấp độ nào thì bạn cũng cần xây dựng sức mạnh và sự ổn định của cổ tay trước khi thử. Dưới đây là 6 động tác thăng bằng tay phổ biến theo từng cấp độ mà bạn có thể thử:
1. Động tác thăng bằng tay ở cấp độ cơ bản
1.1 Tư thế con quạ
Đây là tư thế có thể giúp bạn làm quen với việc thăng bằng tay rất hữu ích. Khi tập tư thế này, bạn sẽ nhận ra được mình mạnh mẽ và dẻo dai như thế nào. Không những vậy, nó còn giúp củng cố và tăng cường sức mạnh của cánh tay, vai và tâm trí, đồng thời mang đến sự tự tin tuyệt vời cho bạn.
Nếu bạn sợ hãi đầu sẽ đập xuống sàn khi tập tư thế này, hãy đặt sẵn một chiếc gối ở phía trước để cảm thấy tự tin hơn. Ngoài ra, để tạo sự ổn định, khi đặt bàn tay xuống thảm, hãy xòe rộng các ngón tay và tác động lực lên toàn bộ bàn tay.
1.2 Tư thế con quạ một bên (side crow pose)
Nhìn thì có vẻ phức tạp nhưng nhiều người chia sẻ rằng họ lại thấy tư thế này dễ hơn so với tư thế con quạ. Nguyên nhân là do khi đặt bắp đùi lên cánh tay trong khi thực hiện tư thế sẽ giúp tạo ra một sự hỗ trợ tự nhiên cho cả chân và tay.
Tập tư thế này thường xuyên sẽ giúp tăng sức mạnh cho tay (cổ tay, cánh tay), bụng và cột sống. Khi đã thành thạo tư thế này, bạn có thể thực hiện các tư thế khó hơn như tư thế koundinyasana.
2. Động tác thăng bằng tay ở cấp độ trung cấp
2.1 Tư thế trồng chuối
Bạn có thấy những đứa trẻ thực hiện tư này vô cùng dễ dàng? Nguyên nhân là do trẻ nhỏ không hề sợ hãi. Khi tập tư thế này, bạn sẽ rèn luyện được sự can đảm để vượt qua nỗi sợ, tình trạng thường gặp khi thực hiện các tư thế lộn ngược.
Không những vậy, tư thế trồng chuối còn giúp phát triển sức mạnh ở cánh tay và vai. Sau khi tập tư thế này một thời gian, bạn sẽ thấy cơ thể trở nên nhẹ nhàng hơn và bạn cũng hiểu hơn về cơ thể của chính mình.
Sợ té là tình trạng thường thấy và bạn có thể khắc phục điều này bằng cách dựa vào tường hoặc nhờ bạn tập hỗ trợ. Ngoài ra, bạn hãy khởi động thật kỹ trước khi tập. Cũng giống như tư thế con quạ, để tạo sự ổn định, bạn nên xòe rộng bàn tay và phân tán lực lên toàn bộ bàn tay.
2.2 Tư thế tám góc (astavakrasana)
Đây là một động tác thăng bằng cánh tay vô cùng ấn tượng mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong các quảng cáo về yoga. Nhìn thì có vẻ phức tạp nhưng thực tế nó cũng không khó như bạn tưởng tượng.
Tư thế tám góc đòi hỏi bạn phải giữ thăng bằng cơ thể khi chân ở vị trí không đối xứng. Tuy nhiên, do vào tư thế từ vị trí ngồi nên việc thực hiện động tác này cũng không quá đáng sợ như các động tác tác thăng bằng tay khác.
Điều quan trọng là bạn phải thư giãn, thả lỏng cơ thể ngay từ lúc mới tập để dễ dàng thực hiện tư thế một cách đẹp mắt nhất.
3. Động tác thăng bằng tay nâng cao
3.1 Tư thế con bọ cạp (vrschikasana)
Đây là một động tác thăng bằng tay vô cùng khó mà hầu hết các yogi đều muốn chinh phục. Nguyên nhân là do việc thực hiện tư thế này đòi hỏi phải có sự gập người, đảo ngược và khả năng giữ thăng bằng bằng tay.
Tư thế con bọ cạp truyền thống sẽ nâng người bằng cẳng tay và thường được xem là một biến thể của tư thế trồng chuối. Cả hai tư thế này đều góp tăng cường sức mạnh của toàn bộ cơ thể và tạo sự linh hoạt cho cột sống.
Đồng thời, tư thế bọ cạp nuôi dưỡng khả năng tập trung cao độ của tinh thần. Với tư thế này, LEEP.APP khuyên bạn chỉ nên thử dưới sự hướng dẫn của một giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp.
3.2 Tư thế nhà hiền triết
Tư thế nhà hiền triết là một trong những tư thế yoga cực kỳ “khó nhằn” bởi nó đòi hỏi sự cân bằng cánh tay, mở hông, mở vai, gân kheo căng và uốn người, tất cả trong một. Tuy nhiên, đây cũng động tác mang lại rất nhiều lợi ích cho người tập như đem đến sức mạnh đáng kinh ngạc cho cánh tay, cơ gân kheo, khớp cổ tay, vai, chân, đồng thời kích thích hoạt động của ruột và hệ tiêu hóa.
Các động tác thăng bằng tay có thể giúp cơ thể bạn trở nên nhẹ nhàng, thư thái. Đồng thời, chúng cũng có tác dụng tăng sự mạnh mẽ cho cơ thể và tâm trí. Khi bạn chinh phục được 1 trong 6 tư thế Yoga trên, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cực kỳ vui và hạnh phúc đấy.
Hầu hết các động tác thăng bằng tay thường khá khó tập với người mới. Tốt nhất, bạn vẫn nên tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên Yoga. Ngoài ra, hầu hết các động tác này đều đòi hỏi sức mạnh ở cổ tay.
Bài tập trên sẽ giúp cơ thể của bạn phát triển tích cực hơn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: