Cùng Medplus tìm hiểu về tình trạng tiêu chảy phân mỡ có nguy hiểm không bạn đọc nhé!
1. Tiêu chảy phân mỡ là gì?
Tiêu chảy phân mỡ (còn gọi là bệnh ruột nhạy cảm gluten) là tình trạng khi đi ngoài trong phân sẽ có váng dầu mỡ. Hiện tượng này do phản ứng miễn dịch quá mức với gluten trong thức ăn. Các vi nhung mao trong lòng ruột bị viêm và dẹt lại (teo nhung mao) làm giảm bề mặt hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Khi đó, cơ thể không thể hấp thu tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Ở người bình thường, lượng mỡ có trong phân khi đào thải ra ngoài ít hơn 7g trong một ngày, nếu lượng mỡ thải ra nhiều hơn 7g/ ngày thì được chẩn đoán là nhiễm phân mỡ.
2. Nguyên nhân bệnh tiêu chảy mỡ
Tác nhân chủ yếu gây tiêu chảy phân mỡ là do cơ thể miễn dịch với gluten. Ngoài ra, tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý tự miễn dịch khác như:
- Không dung nạp lactose: Do ruột không thể phân hủy lactose trong khi đang bị tổn thương dẫn tới các triệu chứng như đầy bụng, khó chịu đặc biệt với những thực phẩm từ sữa động vật Nếu bạn cảm thấy không dung nạp lactose thì nên đi khám vì khi loại lactose ra khỏi chế độ ăn sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi.
- Viêm tụy: chức năng tụy bị suy giảm làm khả năng tiết men để tiêu hóa chất béo và tinh bột, đường của tụy bị ảnh hưởng, dẫn đến thực phẩm chất béo và tinh bột, đường không được phân hủy hết.
- Bệnh lý đường mật: Sự hấp thu chất béo phụ thuộc vào mật (được sản xuất ở gan và được lưu trữ trong túi mật), lipase tụy (enzyme phân hủy chất béo) và chức năng hấp thu ruột Sự vắng mặt của mật thường là do tắc nghẽn đường mật, viêm gan và xơ gan có thể dẫn đến xuất hiện mỡ trong phân và phân có màu vàng nhạt.
- Đặc biệt, có mối liên quan giữa tiêu chảy mỡ với đái tháo đường tuýp 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin), giảm năng tuyến giáp và bệnh viêm da dạng herpes. Hầu như các bệnh nhân viêm da dạng herpes đều có những mức độ khác nhau của bệnh tiêu chảy mỡ.
3. Triệu chứng tiêu chảy phân mỡ là gì?
Các triệu chứng bệnh tiêu chảy phân mỡ có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và dễ dàng nhận biết qua một số biểu hiện như:
- Đi ngoài ra phân lỏng, có mùi hôi khó chịu và có một lớp váng mỡ xuất hiện trên mặt nước.
- Đối với trẻ nhỏ, các triệu chứng của tiêu chảy mỡ xảy ra rất sớm, xuất hiện lần đầu ngay sau khi cho trẻ ăn dặm bằng bột (ngũ cốc), thường là khoảng từ 3 – 4 tháng tuổi. Trẻ thường có biểu hiện đầy bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn và loét miệng.
- Người tiêu chảy phân mỡ thường sụt cân, rụng tóc, các vấn đề về da, đau xương khớp,… do thiếu dưỡng chất.
- Ngoài ra, một số triệu chứng có thể nhầm lẫn với các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích hoặc không dung nạp lúa mì trong khi các triệu chứng khác lại được cho là do stress hoặc quá trình lão hóa.
Tiêu chảy phân mỡ sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, đến giai đoạn muộn có thể gây ung thư ruột, vô sinh hoặc biến chứng thai nghén. Ở trẻ em, bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
Các trường hợp chẩn đoán muộn sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương do giảm hấp thu canxi, tăng nguy cơ mắc bệnh ác tính. Tuy nhiên, những nguy cơ đó sẽ giảm và trở về bình thường nếu bệnh nhân loại gluten khỏi chế độ ăn trong thời gian 3 – 5 năm.
4. Điều trị bệnh tiêu chảy phân mỡ
Tiêu chảy phân mỡ là căn bệnh có thể điều trị dứt điểm đơn giản và sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu được chữa trị sớm và đúng cách. Khi có các dấu hiệu ban đầu về căn bệnh này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để làm xét nghiệm phân, máu và các sinh thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là loại gluten ra khỏi chế độ ăn uống, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng giảm thiểu hoặc biến mất sau khi không ăn thực phẩm chứa gluten. Hầu hết người bệnh đều cảm thấy dễ chịu hơn sau vài tuần sử dụng. Tuy nhiên, phải mất từ 2-6 năm, ruột của người bệnh mới hoàn toàn lành lại.
Phương pháp nào giúp phòng ngừa bệnh tiêu phân mỡ
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
- Giảm lượng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo, chất xơ
- Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo: dầu cá, dầu dừa, các loại hạt còn nguyên vỏ, sản phẩm từ lúa mì,…
- Bổ sung các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E và K
- Tăng cường tiêu thụ vitamin B12, axit folic, sắt, magie và canxi
- Sử dụng các thuốc kháng axit, trị đầy hơi, khó tiêu
- Bỏ/hạn chế thuốc lá, rượu, bia
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh tiêu chảy phân mỡ, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :