Có bao nhiêu loại THUỐC GIẢM ĐAU đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc giảm đau nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài là thuốc giảm đau, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Medplus sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc giảm đau ngay trong nội dung bên dưới đây.
Thuốc giảm đau là một trong những nhóm thuốc phổ biến hiện nay, có tác dụng giảm cơn đau do các bệnh lý, chấn thương hay phẫu thuật gây nên. Thuốc có tác dụng ngăn chặn các tín hiệu đau từ não bộ. Thuốc giảm đau có nhiều loại, khác nhau về loại, hình thức và cơ chế hoạt động.
Có hai loại thuốc giảm đau:
- Các thuốc giảm đau không Opioid như Paracetamol và nhóm NSAIDs đặc biệt có hiệu quả đối với đau trong các bệnh về cơ xương – khớp không cần gây mê.
- Các thuốc giảm đau nhóm Opioid như Morphine, Codein thích hợp hơn đối với đau vừa đến đau nặng do nội tạng cần gây mê.
Danh sách các loại thuốc giảm đau phổ biến nhất
Hiện nay có rất nhiều loại THUỐC GIẢM ĐAU khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, đâu là loại thuốc tốt nhất? Đâu là loại thuốc hiệu quả nhất ? Và đâu là loại thuốc bạn đang cần nhất? Sau đây là một số gợi ý tham khảo.
1. Thuốc giảm đau Skdol Cafein
Thuốc Skdol Cafein là thuốc OTC được sản xuất tại Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông. Thuốc có tác dụng giảm đau nhẹ đến vừa.
Thành phần
- Paracetamol – 500 mg.
- Cafein – 65 mg.
Công dụng
Thuốc Skdol Cafein có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và Cafein là một chất hỗ trợ tác dụng giảm đau của Paracetamol. Skdol Cafein hiệu quả trong: Điều trị đau nhẹ đến vừa bao gồm: Đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm khớp xương.
Cách dùng Skdol Cafein như thế nào để được hiệu quả tốt?
Thuốc Skdol Cafein được dùng theo đường uống. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:
- Người lớn, trẻ em trên 12 tuổi (kể cả người cao tuổi) : nên dùng 500 mg/ 65 mg (Paracetamol/ Cafein) cho đến 1000 mg/ 130 mg (Paracetamol/ Cafein) 1 hoặc 2 viên, mỗi 4 đến 6 giờ.
- Thời gian tối thiểu để dùng liều lặp lại là 4 giờ. Liều tối đa hàng ngày : 4000 mg/ 520 mg (Paracetamol/ Cafein) – 8 viên.
Skdol Cafein có phải là thuốc giảm đau an toàn không?
Chỉ định: Thuốc Skdol Cafein chỉ định sử dụng đối với người bệnh trên 12 tuổi cần hạ nhiệt, giảm đau từ nhẹ đến vừa.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Ít gặp:
- Da : Ban.
- Dạ dày – ruột : Buồn nôn, nôn.
- Huyết học : Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
- Thận : Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp:
- Khác : Phản ứng quá mẫn.
- Thuốc có thể gây hoại tử tế bào gan nếu dùng liều cao.
2. Thuốc Safetamol 120
Thuốc Safetamol 120 là thuốc ETC được bào chế dưới dạng dung dịch uống. Thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau nhẹ và vừa.
Thành phần
- Paracetamol 120 mg.
- Tá dược khác.
Công dụng
Thuốc Safetamol 120 được chỉ định để hạ sốt, giảm đau nhẹ và vừa trong các trường hợp: Cảm cúm, sốt, nhức đầu, đau cơ và gân, đau do chấn thương; các chứng sốt nhất là khi có nhiễm khuẩn ở tai – mũi – họng, phế quản, phổi và niệu đạo; sốt do tiêm chủng vaccin, say nắng, các chứng sốt có phát ban và bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.
Cách dùng Safetamol 120 như thế nào để được hiệu quả tốt?
Safetamol 120 được sử dụng theo đường uống. Không dùng Paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao, sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn. Để giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều Paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi do bác sỹ hướng dẫn. Liều dùng thuốc Safetamol 120 được khuyến nghị như sau:
- Trẻ em từ 6 tháng – 3 tuổi/ lần: Uống 1 ống/ lần.
- Trẻ em từ 4- 7 tuổi: Uống 2 ống/ lần.
- Trẻ em từ 8- 10 tuổi: Uống 3 ống/ lần.
- Trẻ em từ 10-12 tuổi: Uống 3 – 4 ống/ lần.
- Trẻ em từ 12-16 tuổi: Uống 4 – 5 ống/ lần.
- Trẻ em từ 16-18 tuổi: Uống 5 – 6 ống/lần.
- Có thể nhắc lại sau 4 – 6 giờ nếu cần, tối đa 4 liều/ 24 giờ.
Safetamol 120 có phải là thuốc giảm đau an toàn không?
Chỉ định: Safetamol 120 được chỉ định cho bệnh nhân từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi cần hạ sốt và giảm đau nhẹ và vừa.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Steven – Johnson, hội chứng Lyell, hoại tử biểu bì nhiễm độc, mụn mủ ban đỏ toàn thân cấp tuy hiếm xảy ra, nhưng có khả năng gây tử vong. Nếu thấy xuất hiện ban hoặc các biểu hiện khác da, phải ngừng dùng thuốc và thăm khám thay thuốc.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
- Da: Ban.
- Dạ dày – ruột: Buồn nôn, nôn.
- Huyết học: Loạn tạo máu.
- Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
- Da: Hội chứng Steven- Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính.
- Khác: Phản ứng quá mẫn.
3. Thuốc giảm đau Partamol F
Thuốc giảm đau Partamol F là thuốc OTC được sản xuất tại Công ty TNHH LD Stada – Việt Nam. Thuốc có tác dụng giảm các cơn đau nhức và các triệu chứng do viêm mũi dị ứng.
Thành phần
Mỗi viên nén chứa:
- Thành phần chính: Paracetamol 500 mg, Phenylephrin 10 mg, Clorpheniramin Maleat 2 mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên: Lactose Monohydrat, Tinh bột ngô, Povidon K30, Tinh bột Natri Glycolat, Talc, Magnesi Stearat, Sản phẩm màu Tartrazin lake, Tartrazin dye, Guinolin Dye.
Công dụng
Partamol F được chỉ định làm giảm tạm thời các cơn đau nhức nhẹ, đau đầu hoặc các triệu chứng (như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mắt, ngứa miệng – mũi – hầu, sung huyết mũi và ho) do viêm mũi dị ứng theo mùa, dị ứng đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh thông thường.
Cách dùng Partamol F như thế nào để được hiệu quả tốt?
Thuốc Partamol F được sử dụng qua đường uống. Liều dùng thuốc Partamol F được khuyến nghị như sau:
- Partamol F được dùng đường uống, 3 – 4 lần/ ngày sau bữa ăn.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 – 2 viên/ lần.
- Ngưng dùng thuốc nếu triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày hoặc có kèm theo sốt, hoặc nếu có bồn chồn, chóng mặt mất ngủ.
Partamol F có phải là thuốc giảm đau an toàn không?
Chỉ định: Partamol F được chỉ định đối với người bệnh trên 12 tuổi cần điều trị cơn đau nhức và các triệu chứng do viêm mũi dị ứng.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc. Thuốc gây ra những tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, khô họng, phát ban.
4. Viên uống giảm đau Acepron 325 mg
Viên uống giảm đau Acepron 325 mg là thuốc OTC và thuộc nhóm thuốc hạ sốt, điều trị đau đầu, thuốc điều trị các triệu chứng đau.
Thành phần
Mỗi viên nén chứa:
- Paracetamol 325 g
- Tá dược khác: Tinh bột mì, Tinh bột tiền hồ hóa, Povindone, Tinh bột sắn, Acid Citric, Magnesi Stearat, Talc, màu Erythrosin, Bột hương vị dâu hoặc cam.
Công dụng
Viên uống giảm đau Acepron 325 mg có công dụng trong việc điều trị bệnh:
- Điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa: Nhức đầu, sốt, đau nhức do cảm cúm, đau sau khi tiêm vắc xin, đau răng, đau cơ.
- Không dùng thuốc để điều trị thấp khớp và các cơn đau có nguồn gốc nội tạng.
Cách dùng Viên uống giảm đau Acepron 325 mg như thế nào để được hiệu quả tốt?
Acepron 325 mg được sử dụng qua đường uống. Thuốc nên được sử dụng sau bữa ăn. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:
Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi:
- Mỗi lần uống từ 1 đến 2 viên.
- Nếu đau nhiều người lớn có thể uống một lần 3 viên.
- Không được uống quá 12 viên trong một ngày.
Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi:
- Mỗi lần uống một viên.
- Không được uống quá 6 viên trong một ngày.
Khoảng cách giữa hai lần uống từ 4 đến 6 giờ. Đối với bệnh nhân suy thận, khoảng cách tối thiểu là 8 giờ.
Viên uống giảm đau Acepron 325 mg có phải là thuốc giảm đau an toàn không?
Chỉ định: Acepron 325 mg được chỉ định đối với bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên, điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Ít gặp:
- Ban da, buồn nôn, nôn.
- Loạn tạo máu, thiếu máu.
- Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp:
- Phản ứng quá mẫn.
Kết luận
Các loại thuốc giảm đau phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một sản phẩm phù hợp khi gặp vấn đề về giảm đau từ bài viết trên.
Xem thêm:
Các loại thuốc giảm đau khác: