Trẻ nhỏ ăn ngậm có sao không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những trẻ nhỏ ăn ngậm thường là những trẻ biếng ăn. Vì các bé đang tìm mọi cách để kéo dài thời gian ăn, tránh việc ăn thêm để không phải ăn nhiều. Lâu dần hành động này trở thành thói quen. Thói quen ngậm thức ăn có nhiều tác động xấu tới trẻ. Vì ngậm thức ăn lâu trong miệng, lượng đường được men tiêu hóa tạo nên sẽ bám vào răng và gây sâu răng từ khi trẻ còn rất nhỏ. Bên cạnh đó, ăn ngậm cũng dẫn đến rối loạn hành vi ăn uống, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng do thiếu hụt vi chất.

Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cần đưa trẻ đến để các bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Nguyên nhân trẻ nhỏ ăn ngậm
Bên cạnh việc trẻ ngậm thức ăn do biếng ăn, còn có nhiều lí do khác như:
- Do đồ ăn dai cứng, vị nhạt nhẽo, quá nguội hay tanh,…
- Trẻ ăn mãi một mùi vị, một dạng thức ăn,…
- Trẻ mắc bệnh khiến trẻ khó nuốt: như mọc răng, sưng lợi, các bệnh viêm họng, trẻ ốm mệt trong người, nhiệt miệng…
- Trẻ không tập trung với bữa ăn: Vừa ăn vừa chơi, vừa xem tivi, nghịch điện thoại,… nên quên mất việc nhai thức ăn.
- Một số trẻ thích ngậm đồ ăn vì lúc này đồ ăn chuyển hóa đường và tạo vị ngọt khiến bé thích thú.
Dấu hiệu trẻ nhỏ ăn ngậm
Ăn ngậm là tình trạng trẻ không chịu nhai nuốt thức ăn dẫn đến tình trạng bữa ăn kéo quá dài (trên 30 phút thậm chí hàng giờ). Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cha mẹ hãy đưa trẻ đến để các bác sĩ dinh dưỡng để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ ăn ngậm
Một số gợi ý chăm sóc cho trẻ có thói quen ăn ngậm:
Không sử dụng thiết bị điện tử khi ăn
Thói quen vừa cho bé ăn vừa để bé xem tivi hay sử dụng các đồ dùng công nghệ như: ipad, điện thoại,… không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mà còn tạo ra thói quen xấu trong bữa ăn hàng ngày của bé. Việc xem hoạt hình hay quảng cáo sẽ khiến bé xao nhãng khi ăn, quên mất việc ăn hay thậm chí là mất cảm giác ngon miệng.
Phạt khi trẻ ăn ngậm
Khi con ngậm, mẹ nên dọn bữa ăn đi và không cho trẻ ăn thêm gì. Đến bữa sau, bé đói nên sẽ ăn nhiều hơn. Tuy nhiên cách này thường chỉ có tác dụng vào sau bữa bị bỏ đói. Vì vậy, tốt nhất là các mẹ điều chỉnh lịch ăn của con sao cho các bữa không quá gần nhau để bé kịp tiêu hóa hết năng lượng nạp vào.
Ăn đúng tuổi
Những bé mới tập ăn dặm sẽ hợp với cháo hoặc thức ăn xay nhuyễn. Nhưng với bé 2-3 tuổi, nên cho trẻ ăn thực phẩm cứng, đặc hơn. Nếu vẫn cho bé dùng thực phẩm mềm, xay nhuyễn vô tình sẽ khiến trẻ lười nhai nuốt. Lâu dần dẫn đến thói quen ngậm thức ăn.
Trang trí thức ăn bắt mắt
Trẻ em cũng dễ bị hấp dẫn bởi những món ăn nhiều màu sắc, và được trang trí đẹp đẽ. Mẹ nên thêm màu sắc vào những món ăn của con. Sắp xếp món ăn thành những hình thù đáng yêu để thu hút sự chú ý của bé, và khiến bé cảm thấy muốn ăn nhiều hơn.
Không thúc ép trẻ ăn
Mỗi giai đoạn khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng cũng như ăn uống của trẻ khác nhau. Do đó, mẹ không nên thúc ép trẻ ăn, việc thúc ép sẽ khiến trẻ càng sợ ăn, kén ăn và dẫn tới ngậm thức ăn thường xuyên hơn.
Ngoài ra, thay vì cho trẻ ăn nhiều, mẹ nên cho bé ăn vừa đủ mà giá trị dinh dưỡng nhiều. Như vậy, trẻ vừa hấp thu được nhiều dinh dưỡng, vừa không bị đầy bụng, khó chịu.
Không kéo dài thời gian ăn
Thời gian ăn trẻ ngậm thức ăn có thể lên tới 1 tiếng hoặc 2 tiếng đồng hồ. Điều này tuyệt đối không nên. Mẹ chỉ nên cho con ăn trong khoảng thời gian từ 30 phút trở lại. Khoảng thời gian này vừa đủ để con ăn no, không cảm thấy chán ghét việc ăn.
Nếu trong 30 phút, trẻ ăn không hết, mẹ có thể cho trẻ dừng ăn. Về lâu về dài, bé sẽ học cách ăn nhanh để no (vì ăn ít sẽ đói) và khắc phục tình trạng ngậm thức ăn.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ ăn ngậm
- Chế biến thức ăn phù hợp với hàm răng, độ tuổi của trẻ hay không.
- Đổi món thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng
- Không nên tùy tiện cho con uống quá nhiều thuốc bổ, thảo dược. Vì nếu sử dụng với liều lượng không hợp lý đôi khi sẽ phản tác dụng
- Lúc đầu cho trẻ ăn đồ xay nhuyễn, hơi lỏng, sau đó tập cho ăn thức ăn sệt và chuyển dần qua ăn cơm.
- Khen và khuyến khích và động viên khi trẻ ăn
- Không nên vừa cho ăn vừa dắt dạo chơi hay xem tivi để bé chú ý vào việc ăn uống hơn.
- Nên tập cho trẻ tự xúc ăn, khi đó các bé sẽ nhai nuốt dễ dàng hơn.
- Không nên ép trẻ ăn trong một bữa. Rất nhiều trẻ khi đã hơi lưng dạ là bắt đầu lười nhai. Do đó nên chia nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái hơn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ ăn ngậm phải làm sao? Trẻ nhỏ ăn ngậm có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo