Trẻ nhỏ bị bầm tím mắt có sao không?
Trẻ nhỏ bị bầm tím mắt là hiện tượng da ở vùng mắt chuyển thành màu tím, khác so với bình thường. Ngoài ra, có thể kèm theo các dấu hiệu khác hoặc cảm giác đau khi chạm vào. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra với bất kì ai, bất kể độ tuổi hay giới tính nào. Hầu hết các trường hợp không gây nguy hiểm và có thể tự lành, hoặc là dấu hiệu cảnh báo của sự va chạm gây tổn thương nghiêm trọng bên trong. Nhưng cha mẹ không nên quá chủ quan về tình trạng này.

Hãy đảm bảo mức độ tổn thương của con được kiểm soát kịp thời bằng cách đưa trẻ đi đến bệnh viện làm các xét nghiệm kiểm tra cụ thể.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị bầm tím mắt
Các nguyên gây ra tình trạng bầm tím mắt ở trẻ nhỏ là:
- Do va chạm đơn thuần bên ngoài (quả bóng, cánh cửa,…)
- Ảnh hưởng sau phẫu thuật
- Chấn thương ở vùng đầu (vết nứt sọ,…): Đây là trường hợp nguy hiểm nhất, cần đưa trẻ đi cấp cứu gấp.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị bầm tím mắt
Các triệu chứng thường thấy khi bé bị bầm tím mắt:
- Khu vực quanh mắt bị sưng, có thể lan rộng.
- Vùng da ở mắt chuyển màu, từ đỏ chuyển sang xanh đậm, tím hoặc đen.
- Cảm giác đau khi chạm vào hoặc đau liên tục
- Xuất huyết dưới kết mạc
- Mờ mắt, thi lực suy giảm
Biến chứng nguy hiểm
Theo các bác sĩ, hầu hết các trường hợp bị bầm mắt đều không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một vài trường hợp khác lại đòi hỏi được điều trị y tế. Cụ thể hơn, đây có thể là dấu hiệu của chấn thương đầu, nứt sọ,… Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ngoài ra, việc hình thành cục máu đông cũng có thể gây ra các vấn đề về thị lực, cụ thể là mờ mắt. Hãy đảm bảo mức độ tổn thương của con được kiểm soát kịp thời bằng cách làm các xét nghiệm để kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu tình trạng bầm mắt xuất hiện kèm theo một số các triệu chứng khác: chảy máu ở mũi, tai hoặc mắt, không di chuyển được mắt, nôn ói hay co giật,.. đều rất nguy hiểm, cần đưa trẻ đi bệnh viện gấp.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị bầm tím mắt
Dưới đây là một số biện pháp được gợi ý nhằm chăm sóc cho trẻ khi bị bầm tím mắt:
- Đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra mức độ chấn thương
- Áp dụng các phương pháp giảm bầm tại nhà (chườm nóng, chườm lạnh,…)
- Bổ sung vitamin C vào thực đơn của bé
- Thường xuyên quan sát biểu hiện của bé
- Hạn chế các va đập của bé
- Thực hiện yêu cầu của bác sĩ điều trị
- Massage mắt cho con nhằm hạn chế cục máu đông, tránh các ảnh hưởng ở thị lực.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị bầm tím mắt
Cách phòng chống hiện tượng bầm tím ở mắt của trẻ chỉ có thể là hạn chế các va chạm hay chấn thương ở khu vực đầu hoặc mắt. Cụ thể, cha mẹ có thể tham khảo các lưu ý dưới đây:
- Nhắc con đeo kính bảo hộ khi tham gia hoạt động thể thao
- Thắt dây an toàn hoặc đeo mũ bảo hộ khi tham gia giao thông
- Tránh các va chạm với vật cứng, đánh nhau
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị bầm tím mắt phải làm sao? Trẻ nhỏ bị bầm tím mắt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo