Trẻ nhỏ bị hẹp van động mạch phổi có sao không?
Trẻ nhỏ bị hẹp van động mạch phổi là tình trạng xuất hiện sự tắt nghẽn ở van, thân động mạch hoặc các nhánh. Tuy nhiều trẻ mắc phải, nhưng vì chi phí cao có rất ít trẻ được điều trị đúng và khỏi bệnh. Do đó, tỉ lệ trẻ mắc phải biến chứng hay tử vong khá cao. Tuỳ theo mức độ của bệnh, trẻ có thể chung sống với bệnh mà không gặp phải bất cứ ảnh hưởng sức khoẻ nào.
Nếu nhận thấy dấu hiệu trẻ bị hẹp van động mạch phổi như: Chậm tăng cân, chậm lớn, ngất xỉu khi gắng sức, trướng bụng,v.v… Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị hẹp van động mạch phổi
Theo thống kê, nguyên nhân gây hẹp van động mạch phổi ở trẻ chưa được xác định. Tuy nhiên, hầu hết đều liên quan đến các dị tật bẩm sinh ở tim. Do đó, tuỳ thuộc vào mức độ bất thường ở cấu trúc tim, biến chứng sức khoẻ có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí không xuất hiện.
Dấu hiệu trẻ bị hẹp van động mạch phổi
Các triệu chứng cho thấy trẻ bị hẹp van động mạch phổi:
- Xuất hiện tiếng rì rào nhẹ hoặc tiếng thổi tim khi lắng nghe nhịp tim của bé
- Chậm tăng cân, chậm lớn so với trẻ cùng lứa tuổi
- Thường xuyên mệt mỏi
- Có thể ngất xỉu khi gắng sức
- Trướng bụng
- Tức ngực, khó thở.
Biến chứng nguy hiểm
Theo các bác sĩ, biến chứng nặng nề nhất của hẹp van động mạch phổi là dẫn đến tử vong ở trẻ. Ngoài ra, còn có thể gây ra các biến chứng:
- Suy tim: Tâm thất phải trở nên yếu, không bơm máu hiệu quả, gây suy tim, phù nề ở chân và bụng.
- Nhiễm trùng: Trẻ mắc bệnh có nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong lớp lót của tim.
- Loạn nhịp tim
- Ảnh hưởng chất lượng bơm máu của tim.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị hẹp van động mạch phổi
Dưới đây là những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ mắc phải tình trạng này:
- Cho trẻ ăn nhạt để giảm bớt gánh nặng ở tim
- Chế độ ăn lành mạnh, gồm nhiều rau xanh và trái cây
- Không cho trẻ sử dụng các chất kích thích
- Khuyến khích bé vận động nhẹ: chạy xe đạp, đi bộ,..
- Tập cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh: ngủ đủ giấc, ăn uống đều đặn.
- Nhắc bé uống thuốc đúng liều, đúng cử
- Đưa trẻ đi tái khám đúng hẹn
- Khi xuất hiện biểu hiện bất thường hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay
- Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà không thông qua bác sĩ
- Hạn chế hoạt động mạnh, gây kiệt sức cho cơ thể.
Phòng ngừa cho trẻ bị hẹp van động mạch phổi
Các biện pháp giúp phòng ngừa hẹp van động mạch phổi ở trẻ:
- Chủng ngừa vắc-xin theo khuyến khích của Bộ Y Tế
- Đưa trẻ đi khám sức khoẻ định kì, tái khám đúng hẹn.
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp: không quá mặn, nấu chín kĩ, có nguồn gốc an toàn,..
- Tạo lập thói quen sinh hoạt tốt cho sức khoẻ: tập thể dục, ngủ đủ giấc
- Trao đổi cẩn thận với bác sĩ về tác dụng của thuốc trước khi cho trẻ uống.
- Theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé sát sao.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị hẹp van động mạch phổi phải làm sao? Trẻ nhỏ bị hẹp van động mạch phổi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo