Trẻ nhỏ bị răng hô có sao không?
Răng hô là răng cửa hàm trên chìa ra so với răng cửa hàm dưới. Khi ngậm miệng răng hàm trên và hàm dưới không cắn khít nhau ở vị trí trung tâm. Nếu độ lệch hàm trên và dưới quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, biến dạng khuôn mặt. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, do khớp cắn bị hở lâu ngày có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và việc phát âm, dễ làm nói ngọng và nói nhịu. Khi trẻ nhỏ bị răng hô thường có thói quen thở miệng, răng không khép miệng tự nhiên và cắn sâu. Đồng thời, răng cửa hàm trên chìa ra phía trước khiến rủi ro chấn thương răng bởi tác động ngoại lực cũng nhiều hơn so với bình thường.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị răng hô
Hô do hàm
- Do cấu trúc hàm mặt hình thành và phát triển tự nhiên
- Do di truyền
Hô do răng
- Răng mọc sai lệch về thế răng. Thay vì mọc song song theo phương thẳng đứng thì lại răng lại có xu hướng mọc chìa ra.
- Răng có kích cỡ quá to khiến cho tổng chiều dài của bề ngang hàm răng lớn hơn so với độ lớn của vòm hàm. Khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng răng hoặc là phải mọc chìa ra ngoài, hoặc là mọc bị chen chúc khấp khểnh với nhau gây ra vênh hô hàm răng.
- Quá trình thay răng ở trẻ bị xáo trộn và không đúng thời điểm cũng dẫn đến tình trạng hô răng. Cụ thể là khi răng sữa rụng sớm mà không được phục hồi khiến cho các răng khác di lệch sang làm thu hẹp diện tích của vị trí răng mất.
- Thói quen khi ngậm mút ngón tay, ngậm ti giả trong thời gian dài khiến cho khung răng và hàm trên phải khum lại. Từ đó, gây ra tình trạng hô ngược dù hàm dưới vẫn phát triển bình thường.
- Tật liếm môi và ngủ thở miệng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân thường gặp. Thói quen xấu này vô tình tác động đến các răng cửa hàm trên và gây hô răng.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị răng hô
Nhiều trẻ sẽ có dấu hiệu của tình trạng răng hô khi mới 5-6 tuổi. Bố mẹ có thể xác định trẻ bị hô răng hay không dựa vào các đặc điểm sau:
- Răng hàm trên của trẻ nhô ra ngoài khi cười nói
- Ở góc nghiêng, có thể nhận thấy khuôn miệng của trẻ bất thường so với tương quan khuôn mặt
- Xương và răng hàm trên đưa ra phía trước nhiều, gây mất hài hòa, cân xứng
- Trẻ có tình trạng nghiến răng khi ngủ
- Hai hàm không thể khép chặt, răng trên nhô ra khỏi môi trong tư thế nghỉ
Cách điều trị khi trẻ nhỏ bị răng hô
Nếu nhận thấy trẻ bị hô thì nên đưa trẻ đi điều trị bằng các kỹ thuật chuyên khoa. Không nên áp dụng những mẹo chữa răng hô. Hiện nay, có 3 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là: bọc răng sứ, niềng răng và phẫu thuật hàm hô. Với từng tình trạng răng khác nhau, nha sỹ sẽ có chỉ định phù hợp.
- Đối với hô hàm cách duy nhất để khắc phục là phẫu thuật để chỉnh lại vòm hàm bị hô cho cân đối với hàm còn lại và với cả khuôn mặt.
- Đối với hô răng giải pháp tốt nhất là niềng răng.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị răng hô
Đối với hô hàm, gần như không phòng ngừa được. Hô hàm chỉ có thể tác động điều chỉnh hàm mặt vào thời điểm thích hợp.
Đối với hô răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được ngay từ khi trẻ mới mọc răng sữa. Những điều cần lưu ý cụ thể như sau để phòng ngừa hô răng cho trẻ:
- Tốt nhất ngay khi trẻ biết đi và đã có răng sữa thì nên cho bé đi nha sĩ để theo dõi lịch thay răng cũng như là điều trị các vấn đề bệnh lý khác.
- Tập cho bé bỏ thói quen xấu như: mút ngón tay, ngậm ti giả, liếm môi, đẩy lưỡi, ngủ thở miệng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị răng hô phải làm sao? Trẻ nhỏ bị răng hô có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo