Trẻ nhỏ bị té đập đầu có sao không?
Vùng đầu và trán là nơi có nguồn cấp máu nên chấn thương ngã đập đầu sẽ dẫn đến chảy máu dưới da. Trẻ nhỏ bị té đập đầu có thể bị sưng nhẹ, bầm cho đến chảy máu ở đầu, tai, vết đập sưng to. Nếu trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thể trạng của con. Nếu trường hợp nặng, trẻ cần được đưa đi viện gấp để tránh biến chứng sọ não nguy hiểm.
Nếu xuất hiện các biến chứng xấu như biến dạng sọ, mất ý thức, chảy máu, bé quấy khóc,… Cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị té đập đầu
- Té từ trên cao xuống (cửa sổ, bàn ghế, cây cối…)
- Tai nạn giao thông
- Bé mới tập đi chưa vững
- Bị té ngã khỏi giường, võng,..
- Cha mẹ tuột tay làm rơi con
- Trẻ sơ sinh bị chấn thương đầu do rung, lắc quá mạnh
- Bị đánh, bị va chạm mạnh với tường, cửa, bàn ghế, các vật dụng khác trong nhà khi bé chạy nhảy.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị té đập đầu
Mặc dù hiếm gặp, một số biến chứng vẫn có thể xảy ra đó là tổn thương não bên trong, gây chấn động não. Khi té quá mạnh, có thể gây dập, bầm não. Hoặc tệ hơn, làm vỡ các mạch máu lớn nuôi não, gây xuất huyết não. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến mức độ tri giác, thần kinh của trẻ, và cũng có thể gây tử vong. Các biến chứng này có thể xảy ra ngay khi chấn thương, hoặc có thể diễn ra chậm một vài ngày đến một vài tuần sau đó.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị té đập đầu
Sau khi bé ngã đập đầu xuống đất mà không có biểu hiện gì đặc biệt, bố mẹ cần theo dõi trong 1 – 2 ngày. Nếu bé vẫn tỉnh táo, vui vẻ, vận động bình thường, bố mẹ có thể an tâm là trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, xác nhận tình trạng sức khỏe của bé chính xác hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý:
- Nên giữ cho trẻ thức tối thiểu là 1 tiếng đồng hồ sau ngã. Sau đó có thể cho trẻ ngủ nhưng cách 1-2 tiếng hãy lay trẻ dậy để kiểm tra. Nếu trẻ có biểu hiện như: da nhợt nhạt, ngưng thở, co giật,… Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
- Nếu đầu trẻ nổi lên cục u to, mẹ cần chườm lạnh cho cục u nhỏ dần. Chườm trong 20 phút, có thể nghỉ 5 phút rồi chườm tiếp 20 phút nữa. Trong quá trình này bố mẹ cần giữ trẻ ngồi yên, nếu không rất khó giảm độ sưng.
Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa đến bệnh viện
Đưa trẻ đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Quấy khóc liên tục, bất thường, dỗ không nín
- Bị chảy máu, chảy nước từ lỗ tai, lỗ mũi
- Tay, chân bị liệt, yếu, không có sức
- Bị đau đầu và chứng đau đầu tăng nặng theo thời gian.
- Bất tỉnh, hiện tượng này có thể chỉ xuất hiện trong vòng vài giây nhưng có thể là dấu hiệu cho biết lực va đập đủ mạnh để tạo khối máu tụ ở não của trẻ.
- Sau khi ngã, trẻ tỉnh táo nhưng sau đó liền có dấu hiệu như kích động khó dỗ, thiếu tập trung, không nhận ra bố mẹ,…
- Đi đứng mất thăng bằng, liên tục ngã lên ngã xuống, bị chóng mặt, mắt bị lác, hai mắt không đều,…
- Trẻ nôn ói từ 3 lần trở lên phải đưa đi bệnh viện ngay. Để phòng bị nôn thì sau khi trẻ ngã, trong vài tiếng đầu, bố mẹ chỉ nên cho uống nước, bú sữa mẹ, không ăn thức ăn đặc.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị té đập đầu
- Luôn quan sát và đảm bảo bé ăn ngủ, vui chơi trong tầm mắt của của người lớn. Với các trò chơi vận động mạnh nên đảm bảo có bảo hộ đầy đủ mới cho trẻ chơi.
- Không nên ẵm, quăng, ném trẻ lên cao. Không cho trẻ chơi ở những vị trí có khoảng cách cao quá so với mặt đất.
- Giường ngủ của trẻ nên có rào chắn cao để tránh trẻ leo trèo, té ngã xuống đất. Hoặc đặt nệm dưới đất để tránh cho bé bị té ở vị trí cao.
- Phòng của trẻ nên đặt nhiều thảm, xốp để nếu trẻ có ngã xuống đất cũng giảm độ nguy hiểm tối đa đến não.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị té đập đầu phải làm sao? Trẻ nhỏ bị té đập đầu có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo