Trẻ nhỏ bị thấp tim có sao không?
Trẻ nhỏ bị thấp tim là tình trạng viêm tự miễn, tiến triển xuất hiện của nhiễm trùng hầu họng. Đây là bệnh lí nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể, như: tim, da, não,.. Độ tuổi thường xuất hiện bệnh là khoảng 5 – 15 tuổi. Khi mắc bệnh, trẻ cần được điều trị khẩn cấp, nhằm hạn chế các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, cha mẹ không nên lơ là trước các biểu hiện ban đầu của con.
Khi nhận thấy các triệu chứng ở trẻ như: Sốt, xuất hiện các vết sưng không đau ở dưới da, đau ngực,v.v.. Cần lưu ý đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị thấp tim
Theo các bác sĩ, nhiễm liên cầu khuẩn gây tan huyết nhóm A là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh còn có thể là tiến triển của quá trình điều trị không triệt để khi nhiễm khuẩn hầu họng.
Dấu hiệu khi trẻ nhỏ bị thấp tim
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ khi bị thấp tim:
- Sốt
- Xuất hiện các vết sưng không đau ở dưới da
- Đau ngực
- Biểu hiện hành vi bất thường, không kiểm soát được hành động
- Các khớp bị đỏ, nóng, sưng hoặc đau (có thể chuyển sang khớp khác)
- Thường xuyên mệt mỏi
- Xuất hiện tiếng thổi tim
Biến chứng nguy hiểm
Theo các bác sĩ, bệnh thấp tim rất nguy hiểm, cần được chẩn đoán và can thiệp y tế phù hợp. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể bé. Cụ thể là, không chỉ ảnh hưởng ở tim mà còn ở nhiều bộ phận khác như: não, khớp, và cả da. Các biến chứng kéo dài có thể kể đến như: viêm tim, suy tim,…thậm chí đột quy, và tử vong. Do đó, ngay khi phát hiện các biểu hiện ban đầu, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị thấp tim
Dưới đây là phương pháp chăm sóc cho trẻ khi bị thấp tim:
- Đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức
- Nghe theo chỉ dẫn, yêu cầu của bác sĩ trong thời gian điều trị
- Cung cấp lượng dinh dưỡng phù hợp theo nhu cầu cơ thể
- Cho bé ăn thức ăn dễ tiêu hoá
- Không ép bé ăn quá nhiều
- Hạn chế bồi bổ quá mức
- Áp dụng các biện pháp hạ thân nhiệt (chườm khăn ướt, lau người) khi trẻ bị sốt
- Đưa bé đi tái khám đúng hẹn
- Cho bé uống thuốc đúng giờ
- Hỗ trợ bé giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày
- Khuyến khích bé hoạt động nhẹ, tránh nằm một chỗ quá lâu
- Chườm nóng, xoa bóp các khớp giúp làm dịu cơn đau của bé
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị thấp tim
Những biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ:
- Thường xuyên lau dọn, sát khuẩn nhà cửa
- Không để bé dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
- Không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà không thông qua bác sĩ
- Đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị khi bị viêm hầu họng
- Nhắc nhở trẻ uống thuốc theo đúng chỉ thị của bác sĩ, không tự ý bỏ ngang
- Đưa trẻ đi tái khám đúng hẹn
- Bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường đề kháng
- Khuyến khích bé vận động phù hợp mỗi ngày
- Giữ ấm cơ thể khi trở mùa
- Thường xuyên vệ sinh tay chân bằng xà phòng diệt khuẩn
- Hạn chế tiếp xúc và giữ khoảng cách an toàn với người bệnh
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị thấp tim phải làm sao? Trẻ nhỏ bị thấp tim có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo