Trẻ nhỏ bị viêm mí mắt có sao không?
Mí mắt là bộ phận che chắn và bảo vệ nhãn cầu, nhưng lại bị các tác nhân gây bệnh tấn công dữ dội. Vì vậy, các bệnh nhiễm trùng và viêm tại chỗ của mi mắt cũng thật đa dạng, từ chắp, lẹo đến viêm bờ mi. Vậy trẻ nhỏ bị viêm mí mắt phải làm sao?
Khi xuất hiện triệu chứng viêm mi mắt này diễn ra nghiêm trọng như đau mắt đỏ không thuyên giảm, phụ huynh cần theo dõi đặc biệt và hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Triệu chứng khi trẻ nhỏ bị viêm mí mắt
- Chảy nước mắt.
- Mắt đỏ.
- Một cảm giác có sạn trong mắt.
- Ngứa mí mắt.
- Sưng đỏ mí mắt.
- Bong da quanh mắt.
- Cặn lông mi khi tỉnh dậy.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Lông mi mọc bất thường
- Rụng lông mi.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị viêm mí mắt
- Do vi khuẩn
- Do viêm da tiết bã
- Do rụng lông mi
- Do dị ứng với các thành phần của thuốc nhỏ mắt…
Ở trẻ em thì viêm bờ mi chủ yếu là do bé bị viêm da tiết bã nhờn, mắt nhiễm khuẩn, tuyến dầu của mí mắt hoạt động quá mạnh hoặc do cả ba yếu tố tác động cùng lúc.
Trẻ nhỏ bị viêm mí mắt có thể gặp biến chứng sau đây
- Bệnh có thể tái phát nhiều lần. Nhiều trẻ có thể bị viêm mi mắt mãn tính.
- Nhiễm trùng mắt
- Rối loạn sự vận động của các cơ mắt
- Ung thư vùng mắt hoặc đục thủy tinh thể
- Tắc tuyến lệ
Cách điều trị viêm mí mắt cho trẻ nhỏ
Nếu phát hiện bé có những triệu chứng như trên, không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Đồng thời, gia đình cũng nên tham khảo cách chăm sóc cho trẻ, như là:
- Nhúng bông gòn sạch vào nước muối ấm, vệ sinh mắt cho bé. Lau mắt bé thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt. Một ngày vệ sinh mắt cho bé 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào ghèn xuất hiện.
- Giúp mắt bé ngừng ghèn, massage vùng mắt tiết ghèn cho bé cũng rất hữu ích. Dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày day khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 phút.
Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bị viêm mí mắt
Lập một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và kết hợp nghỉ ngơi phù hợp sẽ tăng cường được sức đề kháng cho trẻ, giúp phòng ngừa được các bệnh ảnh hưởng đến trẻ.
Cách phòng ngừa trẻ nhỏ bị viêm mí mắt
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ kết hợp với vệ sinh ăn uống
- Vệ sinh mắt sạch sẽ thường xuyên bằng nước sạch và khăn sạch để rửa mặt
- Nên tắm cho trẻ bằng nước sạch và ấm. Đồng thời nên sử dụng khăn tắm mềm và sạch để lau người cho trẻ, việc này sẽ giúp cho bé tránh được những vi khuẩn xâm nhập vào mắt cùng các bộ phận khác.
- Giặt khăn mặt của trẻ phơi ngoài nắng, không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác.
- Nên rửa mặt cho trẻ sơ sinh (kéo dài đến hết 6 tháng tuổi) bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước ấm với lượng muối pha loãng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị viêm mi mắt phải làm sao? Trẻ nhỏ bị viêm mi mắt có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp