Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt có sao không?
Chảy nước mắt là tình trạng mắt của bé luôn chảy nước. Điều đó có nghĩa là mắt bé đang tiết ra nước mắt quá nhiều. Vậy trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt phải làm sao?
Khi xuất hiện dấu hiệu/triệu chứng chảy nước mắt diễn ra khá nghiêm trọng, phụ huynh cần theo dõi đặc biệt và hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt
- Trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt và gỉ mắt.
- Hiện tượng chảy nước mắt (không phải khóc) sẽ nhiều hơn khi trời lạnh, có gió hoặc nắng
- Mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều gỉ vàng dính quanh mí mắt.
- Mắt trẻ lúc nào cũng ướt như vừa khóc do đọng nước mắt ở khe mi
- Giả viêm kết mạc, thường đỏ da bờ mi, trẻ hay dụi mắt
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt
Các nguyên nhân dẫn đến chứng chảy nước mắt ở trẻ nhỏ
- Mắt bị kích thích
- Nhiễm trùng
- Ống lệ có vấn đề.
Những trường hợp trẻ bị chảy nước mắt bố mẹ thường quan tâm
- Trẻ bị chảy nước mắt và có ghèn
- Cách trị chảy nước mắt sống
- Bài thuốc chữa bệnh chảy nước mắt
- Chảy nước mắt sống khi ngủ
- Mắt hay bị cay và chảy nước mắt
- Chảy nước mắt nước mũi
- Ho chảy nước mắt
Biến chứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt
Theo bác sĩ khuyến cáo bệnh chảy nước mắt sống nếu không được điều trị sớm sẽ rất nguy hại đến sức khỏe của trẻ, có thể gây viêm túi lệ cấp, áp xe túi lệ. Nặng hơn còn gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, tử vong.
Cách điều trị cho trẻ nhỏ bị chảy nước mắt
Có một số cách điều trị cho tình trạng bị chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh:
- Trường hợp không quá nghiêm trọng, cần quan sát và chờ đợi.
- Lau sạch mắt bằng bông thấm nước, tránh tích tụ gỉ mắt, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Xoa nhẹ ống lệ vài lần trong ngày giúp giảm tắc nghẽn.
- Sử dụng thuốc kháng sinh theo toa của bác sĩ để giảm các triệu chứng do nhiễm trùng.
- Dùng thuốc nhỏ mắt có chứa thuốc kháng histamine để chống lại triệu chứng dị ứng.
- Rửa mắt của bé theo sự hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ chất kích thích.
- Nếu tình trạng trên là do virus, nên đợi khoảng một tuần để xem tự khỏi hay không. Nếu không, hãy đưa bé đến bác sĩ khám ngay.
Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị chảy nước mắt
Dưới đây là các phương pháp chăm sóc cho trẻ nhỏ bị chảy nước mắt:
- Trước 3 tháng tuổi: day (mát – xa) vùng túi lệ, không cần thông vì tỷ lệ tự khỏi rất cao trong thời gian này. Vệ sinh mí bằng nước muối sinh lý, nhỏ tại chỗ nếu có dấu hiệu viêm.
- Từ 3 đến 8 tháng tuổi: Có thể bơm thông lệ đạo hoặc tra thuốc và day vùng túi lệ tùy theo yêu cầu của bố mẹ bệnh nhân và tình trạng biến chứng hoặc tiến triển của bệnh.
- Sau 8 tháng tuổi: Nên thông lệ đạo vì tỷ lệ tự khỏi của bệnh đã giảm xuống dưới 50%.
Phòng ngừa bị chảy nước mắt ở trẻ nhỏ
Đến nay vẫn chưa có biện pháp gì để phòng chảy nước mắt bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Với các trường hợp chảy nước mắt do chấn thương hoặc do phẫu thuật, biện pháp tốt nhất là tránh bị các tổn thương này.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị chảy nước mắt phải làm sao? Trẻ nhỏ bị chảy nước mắt có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp