Trẻ sơ sinh bị đỏ hai bên má có sao không?
Bệnh má đỏ là loại bệnh gây ra những vết phát ban có màu đỏ trên khuôn mặt của trẻ. Phát ban đỏ cũng có thể xuất hiện trên cơ thể, cánh tay hoặc chân. Nguyên nhân chính là do virut Parvo B19, một loại virus có thể gây ra các triệu chứng giống với cảm lạnh trước khi nổi lên những vệt phát ban. Bệnh đỏ má phổ biến nhất ở trẻ từ 3-15 tuổi. Dù vậy, trẻ nhỏ hơn và cả người lớn cũng có thể mắc bệnh. Vậy trẻ sơ sinh bị đỏ hai bên má có sao không?
Khi trẻ xuất hiện triệu chứng đỏ hai bên má đi kèm với sốt cao, phụ huynh cần theo dõi đặc biệt và hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đỏ hai bên má
Nguyên nhân chính là do sự lây lan của Virus gây bệnh đỏ má qua nước bọt, đặc biệt là qua các cơn ho và hắt hơi của người bị mắc bệnh. Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân khác khiến má trẻ bị đỏ như là:
- Viêm da
- Chàm sữa
- Rôm sảy
- Phát ban do thay đổi thời tiết
- Dị ứng
- Côn trùng
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị đỏ hai bên má
Thông thường, sau khi nhiễm virus 2 tuần trẻ bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi và xuất hiện triệu chứng. Đôi khi, triệu chứng nhẹ tới nỗi chúng không được để ý. Nhưng nếu thực sự xuất hiện, triệu chứng có thể bao gồm:
- sốt (từ 38-38,5 độ C)
- đau đầu
- đau họng
- trạng thái uể oải
- lờ đờ
- bụng yếu
- da bị ngứa
Biến chứng khi trẻ bị đỏ hai bên má
Khoảng 1 tuần sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, hai bên má trẻ sẽ hiện rõ các vết đỏ. Sau đó, từ 1 đến 4 ngày sau, vùng đỏ này sẽ lan rộng xuống người, cánh tay và đùi. Vùng da bị đỏ nhìn sẽ tệ hơn nếu trẻ bị nóng, do ra ngoài dưới trời nắng gắt hoặc đổ nhiều mồ hôi. Trong trường hợp hiếm hoi, bệnh có thể kéo dài và bị tái lại nhiều tháng sau. Tuy nhiên, nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc bị mắc hội chứng gây thiếu máu mạn tính, virus gây bệnh đỏ má sẽ nhắm vào máu và tế bào tủy xương gây nguy hiểm cho trẻ.
Cách điều trị đỏ hai bên má cho trẻ
Phần lớn trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi trong hai tuần. Cha mẹ không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tham khảo một số phương pháp chăm sóc trẻ như là:
- Giữ trẻ ở trong nhà cho đến khi bé khỏi hẳn. Tránh những nơi đông người, có nhiều trẻ nhỏ.
- Dùng thuốc (nếu cần) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đảm bảo trẻ uống nhiều nước
- Cho trẻ nghỉ ngơi
- Vệ sinh sạch sẽ vùng mặt bé bằng nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn
- Lưu ý không dùng thực phẩm có quá nhiều đạm hằng ngày (tôm, cua, hải sản) khi mẹ mang thai hay cho bé ăn dặm.
- Sử dụng quần áo, khăn tắm, khăn sữa, xà bông tắm cho trẻ phù hợp
- Vệ sinh môi trường bé ở sạch sẽ để hạn chế côn trùng, kiến, muỗi
Lưu ý cho trẻ sơ sinh bị đỏ hai bên má
- Nếu trẻ sốt tới 39 độ C hoặc cao hơn, khả năng lớn là trẻ không bị bệnh đỏ má. Tốt nhất nên lập tức liên hệ với bác sĩ.
- Nếu trẻ ban đầu có dấu hiệu bị cảm, rồi sau đó nổi mẩn đỏ quanh tai và cổ (hơn là những vệt đỏ lớn trên má) và kéo theo các đốm đỏ trên khắp cơ thể, có thể bé bị sởi.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị đỏ hai bên má phải làm sao? Trẻ nhỏ bị đỏ hai bên má có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp