Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không?
Mắt trẻ sơ sinh có thể giống như hơi bị lác (lé) trong mấy tháng đầu khi chào đời. Nguyên nhân là do việc phối hợp giữa 2 mắt còn kém. Phần lớn trường hợp này, mắt bé sẽ trở lại bình thường sau đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng bé bị lác mắt kéo dài, bố mẹ cần đưa bé đi khám sớm. Vậy trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không?
Bố mẹ cần để ý và phát hiện những bất thường ở mắt của trẻ để được thăm khám kịp thời. Ngoài ra, trẻ cũng cần được kiểm tra mắt định kỳ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị lác mắt
- Vì một lý do nào đó, sự phối hợp giữa hai mắt bị mất cân bằng. Khi ấy, mắt bé không cùng nhìn về một hướng nên xuất hiện dấu hiệu bị lác.
- Bé mắc các tật về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị. Cận thị thường gây ra lác ngoài, viễn thị gây lác vào trong.
- Do bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu
- Bé bị tổn thương thần kinh hoặc tổn thương não
- Mắt bé bị nhiễm khuẩn, chấn thương, đục thủy tinh thể, sụp mí
- Lác cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ của bé bị lác thì cũng có khả năng bé mắc phải chứng bệnh này.
Dấu hiệu trẻ bị lác mắt
- Bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh
- Mắt bé không có phản ứng với ánh sáng hoặc không tập trung vào một món đồ chơi
- Bé thường nhìn thấy hình ảnh hai vật thay vì một vật
- Tầm nhìn kém
- Nhìn hay nheo mắt
Những trường hợp trẻ bị lác mắt bố mẹ thường quan tâm
- Cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh
- Cách chữa mắt lác ở trẻ em
- Trẻ sơ sinh bị lác da
- Mặt trẻ sơ sinh bị lệch
- Dấu hiệu bé bị lác mắt
- Tật nhìn nghiêng ở trẻ
- Luyện mắt cho trẻ sơ sinh
Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị lác mắt
Tác hại nghiêm trọng nếu lé xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác, có thể gây mất thị lực ở mắt lé (hay còn gọi là nhược thị). Mất khả năng nhận thức chiều sâu (thị giác 2 mắt) – khả năng canh khoảng cách kém giữa 2 vật; dễ bước hụt chân cầu thang.
Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị lác mắt
Bố mẹ cần lưu ý phát hiện dấu hiệu lác mắt và đưa bé đi khám sớm. Chữa trị càng sớm thì bé càng có cơ hội khỏi bệnh. Bác sĩ có thể băng kín một bên mắt không bị tật, để giúp bé luyện tập hướng nhìn cho bên mắt còn lại. Hoặc, bác sĩ chỉ định cho bé đeo một loại kính đặc biệt để chỉnh hướng nhìn cho mắt của bé. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một cuộc phẫu thuật nhỏ.
Lưu ý: Tất cả các phương pháp khi chữa lác mắt cho bé phải được sự chỉ định của bác sĩ
Phòng ngừa tránh cho trẻ sơ sinh bị lác
- Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học cho trẻ
- Thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ tại các cơ sở y tế
- Theo dõi các biểu hiện bất thường về mắt để kịp thời điều trị
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị lác mắt phải làm sao? Trẻ nhỏ bị lác mắt có sao không và những lưu ý phòng ngừa cho trẻ bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ bị polyp hậu môn có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp