Trẻ sơ sinh bị xuất huyết có sao không?
Chảy máu hay còn gọi là xuất huyết là tình trạng máu, bao gồm đủ 2 thành phần: huyết tương và thành phần hữu hình thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Tùy theo tính chất, mức độ và vị trí mà có tên gọi khác nhau như là xuất huyết não, xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày. Vậy trẻ sơ sinh bị xuất huyết phải làm sao?
Khi xuất hiện dấu hiệu/triệu chứng xuất huyết này diễn ra khá thường xuyên và nghiêm trọng như bé bị chảy máu cục bộ, phụ huynh cần theo dõi đặc biệt và hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị xuất huyết
- Xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân
- Có thể xuất hiện thông qua các vết bầm tím hoặc khối u trên đầu.
- Có nguy cơ diễn ra ở một số khu vực như vùng rốn hoặc ở màng nhầy mũi và miệng.
- Những dấu hiệu khác như da nhợt nhạt, bé khó chịu hoặc buồn ngủ quá mức.
- Hiện tượng động kinh hoặc vàng mắt 3 tuần sau khi sinh
Các triệu chứng xuất hiện theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát sớm: Xuất huyết xảy ra trong vòng 24 giờ sau sinh
- Giai đoạn khởi phát thứ phát: Xuất huyết xảy ra trong vòng 2 – 7 ngày sau sinh
- Giai đoạn khởi phát muộn: Tình trạng xuất huyết xảy ra trong vòng 2 tuần – 6 tháng.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị xuất huyết
- Trẻ bị ngã, và chạm hay đập mạnh vào một vị trí nào đó khiến trẻ bị xuất huyết dưới da.
- Trong cơ thể đã xuất hiện hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch máu.
- Hiện tại cơ thể đang thiếu Vitamin C cũng là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dưới da ở trẻ em.
Trẻ sơ sinh bị xuất huyết có thể gặp biến chứng sau đây
- Hiện tượng xuất huyết dưới da có thể từ một số bệnh nội khoa như: Bệnh thận, bệnh gan, lao, đái tháo đường
- Trẻ có thể đã bị nhiễm khuẩn như: thương hàn, bệnh sởi, sốt xuất huyết… làm cho da xuất hiện các nốt đỏ, xuất huyết màu đỏ hoặc màu đen.
- có khả năng đây là dấu hiệu của chứng u máu đầu.
- dấu hiệu của tình trạng xuất huyết nội sọ.
Cách điều trị xuất huyết cho trẻ sơ sinh
Nếu phát hiện bé có những triệu chứng như trên, không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Đồng thời, bố mẹ cũng cần lưu ý nếu nghi ngờ trẻ bị xuất huyết, các bác sĩ sẽ cho thực hiện các xét nghiệm đông máu và cho bé bổ sung vitamin K1. Nếu điều này ngăn chặn được tình trạng xuất huyết, bác sĩ sẽ xác nhận nguyên nhân xuất huyết là do đâu
- Nếu trẻ được chẩn đoán chảy máu do thiếu vitamin K. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, bao gồm truyền máu nếu xuất huyết xảy ra ở mức độ rất nặng.
- Việc điều trị sẽ đạt kết quả tốt cho trẻ sơ sinh phát hiện triệu chứng khởi phát sớm hoặc các triệu chứng khởi phát cơ bản.
Dinh dưỡng cho bé bị xuất huyết
- Thực phẩm giàu vitamin K: Là những loại rau có lá màu xanh đậm như: rau diếp cá, ô liu, mùi tây, cải bông xanh.
- Thực phẩm giàu vitamin A: Các bà mẹ lên cho ăn dầu cá, cà rốt, khoai lang, bí ngô,… Rất tốt cho trẻ.
- Những thực phẩm tươi sống: Những thực phẩm càng tươi ngon thì giá trị dinh dưỡng của nó càng cao như cá, tôm, cua,…Những thực phẩm giàu axit folic
Cách phòng ngừa trẻ bị xuất huyết
- Cho trẻ nghỉ ngơi đủ giấc
- Bổ sung trợ thực phẩm chứa vitamin K
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị xuất huyết phải làm sao? Trẻ nhỏ bị xuất huyết có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp