Viêm tuyến bartholin là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới thuộc độ tuổi sinh sản. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh viêm tuyến bartholin là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Viêm tuyến Bartholin là bệnh gì?
Viêm tuyến Bartholin là một tuyến nhỏ nằm ở hai bên âm đạo. Tuyến bartholin có chức năng tiết chất nhầy để làm ẩm âm đạo áo đồng thời bôi trơn khi quan hệ. Khi nang tuyến bartholin bị tắc nghẽn sẽ dẫn tới hiện tượng sưng to, viêm nhiễm, thậm chí vỡ mủ nếu để kéo dài.

Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc phải bệnh này chỉ chiếm 2%. Vì vậy, nhiều chị em khi xuất hiện triệu chứng u nang bartholin vẫn chưa hiểu rõ đó là bệnh gì, có nguy hiểm không.
2. Các triệu chứng của viêm tuyến Bartholin
Nếu bạn có một u nang tuyến Bartholin nhỏ không bị nhiễm trùng, bạn có thể không nhận thấy nó. Nếu u nang tăng kích thước, bạn có thể sờ thấy khối u hoặc khối u gần cửa âm đạo. Mặc dù u nang thường không đau nhưng khu vực này có thể trở nên mềm.
U nang tuyến Bartholin có thể bị nhiễm trùng hoàn toàn trong vài ngày. Nếu u nang bị nhiễm trùng, bạn có thể nhận thấy những điều sau:
- Một khối u gần cửa âm đạo gây đau đớn, thậm chí khi sờ thấy
- Khó chịu khi đi bộ hoặc ngồi
- Đau khi quan hệ tình dục
- Sốt
3. Nguyên nhân gây ra viêm tuyến Bartholin
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra u nang tuyến Bartholin là do tích tụ chất lỏng. Chất lỏng có thể tích tụ khi lỗ mở (ống dẫn) của tuyến Bartholin bị tắc, có thể do nhiễm trùng hoặc chấn thương.
U nang tuyến Bartholin có thể bị nhiễm trùng và tạo thành áp xe. Một số vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng, bao gồm cả Escherichia coli (E. coli) và vi khuẩn gây nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như bệnh lậu và chlamydia.
4. Nguy cơ mắc phải viêm tuyến Bartholin
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm nang tuyến Bartholin. Trong đó, đối tượng có nguy cơ chủ yếu thường là:
- Phụ nữ trong giai đoạn mang thai
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường
- Phụ nữ mắc các bệnh lây qua đường tình dục hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
5. Viêm tuyến bartholin có thai được không?
Nhiều chị em lo lắng không biết bị viêm tuyến Bartholin có mang thai được không? Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết; tùy vào mức độ viêm nhiễm mà ảnh hưởng của mỗi người khác nhau.
Như thông tin đã chia sẻ ở trên, khi viêm tuyến bartholin hình thành áp xe, môi trường âm đạo axit hơn có thể giết chết tinh trùng và cản trở quá trình thụ thai.
Vì vậy nếu như chị em phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Thì cơ thội trứng và tinh trùng gặp nhau cao, khả năng có thai, sinh sản cao.
6. Viêm tuyến bartholin có nguy hiểm không?
Bất cứ một bệnh lý viêm phụ khoa nào, ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí gây ra nhiều biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Ảnh hưởng đầu tiên đó là gây đau nhức vùng âm hộ và âm đạo khiến chị em khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Cơn đau rõ ràng hơn khi quan hệ tình dục làm giảm chất lượng đời sống tình dục.
- Ảnh hưởng tới đời sống tình dục
Tuyến bartholin là tuyến tiết chất nhờn giúp âm đạo duy trì độ ẩm và bôi trơn giúp phụ nữ giảm đau khi quan hệ. Tuy nhiên khi bị viêm tuyến bartholin, chức năng tiết dịch bị gián đoạn. Vì vậy âm đạo hay bị khô, dẫn đến đau rát khi quan hệ, suy giảm ham muốn, ngại gần gũi vì sợ đau.
- Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản
Môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm cơ quan sinh sản. Ngoài ra khi viêm tuyến Bartholin bị vỡ mủ có thể làm tăng môi trường axit âm đạo. Khiến tinh trùng bị chết, cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng, ngăn ngừa thụ thai.
7. Cách phòng ngừa viêm tuyến Bartholin
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:
- Tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi diễn tiến bệnh
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc hoặc bỏ thuốc trong toa được kê
- Chườm nóng vết sưng và sử dụng thuốc kháng sinh, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
- Giữ vệ sinh vùng kín để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nữ giới sau khi đi vệ sinh, luôn lau từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn dây vào âm đạo.
- Quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Kiểm soát đường huyết nếu bạn bị tiểu đường. Đường huyết cao có thể làm chậm quá trình phục hồi của bệnh.
- Nếu có bất cứ dấu hiệu nào như sưng hay đau ở vùng âm đạo, cần đến bác sĩ kiểm tra ngay để ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng hơn.
Nguồn tham khảo: