Viễn thị là gì?
Theo Viện Nhãn Khoa Quốc Gia Hoa Kỳ (National Eye Institute). Viễn thị là một tật khúc xạ phổ biến, trong đó bạn có thể nhìn rõ các vật ở xa, nhưng các vật ở gần sẽ bị mờ.
Không giống như cận thị – thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Viễn thị thường bắt đầu xuất hiện khi chúng ta già đi. Tuy nhiên, nó vẫn có thể ảnh hưởng cả trẻ em và người trưởng thành. Ngoài ra, tật khúc xạ này cũng có xu hướng di truyền trong gia đình.
Những người mắc viễn thị khi còn trẻ hoặc có độ viễn nhẹ thường không cảm thấy nhiều khác biệt. Họ chỉ được chẩn đoán khi mắc đã bước vào giai đoạn nặng hơn. Do đó, việc nhận biết sớm để biết cách điều chỉnh là rất quan trọng.
[elementor-template id="263870"]


Dấu hiệu
Các triệu chứng có thể khác nhau tuỳ từng người. Các dấu hiệu thường gặp có thể bao gồm:
- Nhức đầu từ nhẹ đến nặng
- Dễ mỏi mắt
- Hay nheo mắt
- Tầm nhìn mờ, đặc biệt là đối với các vật thể gần.
Nguyên nhân
Mắt của bạn có hai phần tập trung hình ảnh:
- Giác mạc là lớp màng cứng trong suốt bảo vệ mắt và làm khúc xạ các tia sáng đi vào mắt.
- Thuỷ tinh thể là khối chất đặc trong suốt có hình dạng thấu kính hai mặt lồi.
Đối với mắt bình thường, hai phần này sẽ có độ cong đều, giống như bề mặt của một viên bi. Ánh sáng chiếu đến mắt sẽ được khúc xạ thành 1 hình ảnh tập trung sắc nét lên võng mạc
Viễn thị xảy ra khi nhãn cầu của bạn ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc của bạn cong quá ít. Dẫn đến điểm hội tụ nằm phía sau võng mạc. Do đó, người bệnh phải điều chỉnh mắt hoặc vật thể ra xa mới có thể nhìn rõ được.


Tuổi tác có thể làm cho thủy tinh thể cứng lại và trở nên kém linh hoạt. Bạn sẽ khó tập trung nhìn rõ ràng những thứ ở gần. Tình trạng này được gọi là viễn thị liên quan đến lão hóa hay Lão thị. Bất cứ ai trên 35 tuổi đều có nguy cớ mắc Lão thị.
Biện pháp khắc phục
Bạn không thể ngăn ngừa viễn thị. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh để tình trạng không tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số cách để giữ cho mắt luôn khoẻ mạnh:
- Kiểm soát tình trạng sức khỏe mãn tính
Một số vấn đề như bệnh tiểu đường và huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn nếu không được điều trị. - Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời
Đeo kính râm ngăn chặn tia cực tím (UV), đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài nắng. Nếu có thể, hãy sử dụng những miếng phim chống UV cho cửa sổ xe và nhà của bạn. - Ngăn ngừa chấn thương mắt
Đeo kính bảo vệ khi lao động trong môi trường tiếp xúc hoá chất hoặc có khả năng bị va đập. Thậm chí khi chơi thể thao, bạn cũng có khả năng bị chấn thương mắt. - Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe
Cố gắng ăn nhiều rau xanh và củ quả khác. Các nghiên cứu cho thấy cá ngừ và cá hồi chứa nhiều axit béo Omega-3 rất tốt cho mắt của bạn. - Đừng hút thuốc
Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng xấu đến mắt mà nó còn gây hại cho sức khoẻ tổng thể của bạn. - Đừng bắt mắt làm việc quá sức
Không nên đọc sách hay xem phim quá lâu khiến mắt bị mỏi. Hãy dành thời gian đoạt động ngoài trời nhiều hơn. - Khám mắt định kỳ
Kể cả khi bạn không cảm thấy bất cứ vấn đề gì. Một số bệnh lý về mắt không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Mất thị lực đột ngột ở một mắt. Đau hoặc không đau.
- Mờ mắt đột ngột
- Tầm nhìn đôi (song thị)
- Nhìn thấy những tia sáng nhấp nháy
- Nhìn thấy những vệt đen hoặc đốm đen lơ lửng
- Nhìn thấy những quầng sáng khi nhìn vào đèn
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế hoặc vấn đề về mắt nghiêm trọng.
–
Rất nhiều người có thể mắc viễn thị từ khi sinh ra nhưng họ không hề nhận biết do triệu chứng nhẹ. Nếu lối sống sinh hoạt và cách chăm sóc mắt không tốt, tình trạng viễn sẽ trở nên nặng hơn. Do đó, bạn hãy đi khám mắt thường xuyên để kịp điều chỉnh các tật khúc xạ nếu có nhé!
Bài viết liên quan: