Xơ vữa động mạch là một bệnh mãn tính, tiến triển, trong đó các mảng tích tụ trong thành động mạch. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của xơ vữa động mạch là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Bệnh xơ vữa động mạch là gì?
Bệnh xơ vữa động mạch là từng mảng xơ vữa tích tụ bên trong thành động mạch. Động mạch mang máu chứa oxy đến tim và các bộ phận khác trong cơ thể. Mảng xơ vữa được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác được tìm thấy trong máu. Theo thời gian, mảng xơ vữa cứng lại và làm hẹp động mạch, hạn chế dòng chảy của máu chứa oxy đến các cơ quan và các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh xơ vữa động mạch có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc thậm chí là tử vong.
2. Biểu hiện của bệnh xơ vữa động mạch
– Xơ cứng động mạch là một bệnh âm thầm, diễn biến chậm trong cơ thể và không có dấu hiệu cụ thể.Một số người chú ý đến sức khỏe của mình thì có thể phát hiện nhờ nghi ngờ những triệu chứng bệnh như đau ngực hoặc phát ban. Nhưng nhìn chung thì các triệu chứng của bệnh đều do động mạch bị tổn thương.
– Xơ cứng động mạch gây ra những khó khăn cho người bệnh như: khó thở, nhức đầu, tê liệt, nhìn không rõ một bên mắt hoặc cả hai mắt.
– Bởi vì tình trạng xơ cứng khiến cho động mạch cung cấp máu đến nuôi tim bị thiếu hụt, nên có thể gây những cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
– Xơ vữa ở động mạch thận sẽ gây tổn thương đến thận, khiến cho bệnh nhân bị mất cảm giác ngon miệng, bàn tay sưng phù…
– Xơ vữa ở động mạch ngoại biên dẫn tới các triệu chứng phổ biến nhất là đau chân,màu sắc của da chân thay đổi, chân yếu…
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân cơ bản cơ bản của xơ vữa động mạch vẫn chưa được thiết lập đầy đủ.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố góp phần vào chứng xơ vữa động mạch đã được xác định, bao gồm:
- Khuynh hướng di truyền – khuynh hướng xơ vữa động mạch rõ ràng xảy ra trong các gia đình. Bất kỳ ai có người thân ruột thịt (bố mẹ, anh chị, cô bác ruột) bị xơ vữa động mạch phải tận dụng mọi cơ hội để giảm các yếu tố nguy cơ của chính mình.
- Bất thường về cholesterol – nồng độ cholesterol LDL trong máu cao và mức cholesterol HDL thấp có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch.
- Tăng huyết áp
- Hút thuốc
- Lối sống ít vận động
- Béo phì, đặc biệt là béo bụng
- Bệnh tiểu đường
4. Điều trị bệnh xơ vữa động mạch
Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay là phòng bệnh xơ vữa động mạch, làm giảm bớt tốc độ phát triển của bệnh và điều trị tích cực các bệnh gây xơ vữa động mạch như: Đái tháo đường, tăng cholesterol máu, tăng huyết áp.
Các biện pháp phòng bệnh mới nhất vẫn là chế độ ăn ít mỡ.
– Không hút thuốc lá.
– Luyện tập thể dục đều đặn nghiêm túc hằng ngày.
– Quan tâm duy trì cân nặng cho phù hợp với chiều cao của cơ thể.
Đó vẫn là những biện pháp tốt nhất để làm giảm sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch. Trường hợp vẫn có tình trạng sức khỏe tốt nhưng khám thấy tỷ lệ cholesterol máu cao thì vẫn phải ăn theo chế độ ít chất mỡ.
5. Đối tượng nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch
- Tăng huyết áp
- Rối loạn lipid máu
- Béo phì
- Đái tháo đường
- Hút thuốc lá
- Lối sống tĩnh tại, ít vận động
- Sai lầm trong ăn uống: nhiều đường, nhiều mỡ, nước ngọt, bia rượu..
6. Phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch
- Bỏ thuốc lá
- Kiểm soát huyết áp:
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần
- Chế độ ăn nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật
- Uống thuốc và kiểm tra huyết áp thường xuyên
- Giảm cân
- Kiểm soát đường máu
- Điều trị rối loạn lipid máu
Nguồn tham khảo: