Xuất huyết tiêu hoá là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh xuất huyết tiêu hóa là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Xuất huyết tiêu hóa là gì?
Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng. Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa. Đây là một dạng cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời. Xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.
Chảy máu tiêu hóa thường là hệ quả của các bệnh có liên quan đến hệ thống tiêu hóa không được kiểm soát. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa mà tình trạng xuất huyết xảy ra ở mức độ từ nhẹ đến nặng hay cũng có thể gây sốc.
2. Triệu chứng của bệnh xuất huyết tiêu hóa
Các dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa có thể rõ ràng hoặc ẩn. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí chảy máu, có thể ở bất kỳ đâu trong đường tiêu hóa, từ nơi bắt đầu (miệng) đến nơi kết thúc (hậu môn) và loại chảy máu.
Chảy máu rõ ràng xuất hiện như:
- Nôn ra máu, có thể có màu đỏ hoặc nâu sẫm và giống như kết cấu của hạt cà phê
- Phân sẫm màu hoặc hắc ín
- Chảy máu trực tràng, thường trong hoặc kèm theo phân
Với hiện tượng chảy máu vùng kín, bạn có thể mắc các chứng sau:
- Choáng váng
- Khó thở
- Ngất xỉu
- Tưc ngực
- Đau bụng
Các triệu chứng sốc
Nếu máu bắt đầu đột ngột và tiến triển nhanh chóng, bạn có thể bị sốc. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc bao gồm:
- Giảm huyết áp
- Không đi tiểu hoặc đi tiểu cách quãng, số lượng ít
- Tăng tốc xung
- mất ý thức
3. Dấu hiệu nhận biết xuất huyết tiêu hóa
Một số dấu hiệu điển hình của xuất huyết tiêu hóa như:
- Nôn ra máu màu nâu sẫm, hơi đỏ, lẫn với thức ăn, dịch nhầy loãng
- Đi ngoài phân đen nát lỏng như bã cà phê, mùi thối khẳm
- Tùy theo mức độ mất máu sẽ có triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, vật vã, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít…
Khi thấy các dấu hiệu trên nghi của xuất huyết tiêu hóa, hay khi dù chưa có bằng chứng nhưng bệnh nhân thấy: đau vùng thượng vị, đau bụng khi dùng thuốc có hại cho dạ dày, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt… cũng cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa, tùy vào từng vị trí xuất huyết mà các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Thực quản: chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản, ung thư thực quản, hội chứng Mallory – Weiss (vết rách thực quản), viêm loét thực quản (do nhiễm trùng, trào ngược dạ dày thực quản), polyp thực quản…
- Dạ dày – tá tràng: phổ biến nhất là viêm loét dạ dày tá tràng (do vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc chống viêm hoặc uống nhiều bia rượu), tăng áp lực tĩnh mạch cửa, polyp dạ dày tá tràng, thoát vị hoành,…
- Ruột non – đại tràng: do khối u, polyp, bệnh viêm ruột (bệnh Crohn), viêm túi thừa Meckel, nhiễm trùng đường ruột, viêm loét đại tràng,…
- Trực tràng – hậu môn: thường gặp nhất là do bệnh trĩ, các vết nứt ở hậu môn,…
Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số vấn đề khác cũng có khả năng gây chảy máu tiêu hóa như: các bệnh về máu, bệnh gan – mật, suy tủy,…
5. Biện pháp phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa
- Tuyệt đối nói không với các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm tác động xấu đến cơ quan tiêu hóa như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá chua hoặc cay, đồ ăn chế biến sẵn chứa chất bảo quản…
- Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Nên ăn đúng giờ và đủ bữa, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để hạn chế gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa.
- Rèn luyện cho bản thân lối sống tích cực như hạn chế thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, có các biện pháp giải tỏa căng thẳng sau khi làm việc, tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể.
- Tuân thủ theo đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được quá lạm dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh,…
Nguồn tham khảo: