Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, bệnh tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, béo phì và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu 4 dấu hiệu cho thấy hệ vi sinh đường ruột đang bị mất cân bằng trong bài viết sau!
Đường ruột con người là “ngôi nhà” của một cộng đồng dân cư vô cùng rộng lớn với hơn 100 nghìn tỷ vi sinh vật. Ước tính, có khoảng 1000 loài vi khuẩn khác nhau sinh sống trong đường ruột, gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Nhiều nghiên cứu cho thấy một đường ruột khỏe là khi hệ vi sinh đường ruột duy trì ở mức cân bằng với tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% các vi sinh vật “gây rối”.
Thế nhưng, thực tế, có rất nhiều yếu tố có thể “phá hủy” sự cân bằng này như chế độ ăn không lành mạnh, ngủ quá ít, căng thẳng quá mức, uống nhiều rượu bia hoặc việc dùng thuốc. Nếu hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, bạn có thể có nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, bệnh tim mạch, đái tháo đường tuýp 2 và béo phì, gây ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng cuộc sống.
4 dấu hiệu nhận biết hệ vi sinh đường ruột đang mất cân bằng
1. Thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa
Các vi sinh vật có lợi trong đường ruột giúp nghiền nát và làm lên men những thức ăn chưa được tiêu hóa ở đoạn trên của ống tiêu hóa. Ngoài ra, trong quá trình tiêu hóa carbohydrate, chúng cũng sẽ làm sản sinh các axit béo chuỗi ngắn và khiến cho nhu động ruột được kích thích, giúp vấn đề đi tiêu được tốt hơn.
Chính vì vậy, nếu số lượng vi sinh vật có lợi này bị sụt giảm, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (IBS) và các vấn đề sức khỏe khác. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài không chỉ khiến cơ thể bị suy nhược, thiếu hụt dinh dưỡng do kém hấp thu mà còn suy giảm sức đề kháng, làm suy yếu khả năng miễn dịch và dẫn đến hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm như viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng mãn tính, bệnh lỵ…
2. Hay bị ốm vặt do hệ miễn dịch yếu
Đường ruột có thể được xem là “ngôi nhà” của hệ miễn dịch bởi có đến 70 – 80% tế bào miễn dịch của cơ thể được tìm thấy trong ruột. Các lợi khuẩn tồn tại trong đường ruột có nhiệm vụ kích thích sự phát triển của tế bào T – tế bào chịu trách nhiệm phân biệt các tế bào và mô của cơ thể khỏi những mầm bệnh.
Nếu hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng – vi khuẩn có hại tăng lên hoặc nhiễm virus đường ruột – tế bào T có thể bị “nhầm lẫn” và bắt đầu tấn công các tế bào khỏe mạnh khác trong đường ruột. Khi đường ruột “bận rộn” với các phản ứng do tế bào T gây ra, hệ miễn dịch của bạn sẽ bị ảnh hưởng, khiến bạn dễ bị ốm vặt thường xuyên và thời gian phục hồi mỗi khi bị bệnh sẽ lâu hơn so với người có đường ruột khỏe mạnh.
3. Cân nặng thay đổi thất thường
Tăng hoặc giảm cân mà không thay đổi chế độ ăn hoặc thói quen tập luyện thể dục thể thao có thể là dấu hiệu cho thấy hệ vi sinh đường ruột đang gặp vấn đề. Bởi khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, tích trữ chất béo và điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó khiến cân nặng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, vi khuẩn đường ruột cũng có thể ảnh hưởng đến cách thức tiêu hóa các loại thực phẩm khác nhau và việc sản xuất một số hormone liên quan đến sự thèm ăn như leptin, ghrelin, peptide YY (PYY). Kết quả là chúng có thể ảnh hưởng đến khẩu vị và cân nặng của bạn.
4. Mất ngủ và mệt mỏi thường xuyên
Hệ vi sinh đường ruột có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất serotonin và dopamine, những chất hóa học ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ [2], [11]. Chính vì thế, nếu mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chất lượng giấc ngủ có thể bị giảm sút, bạn có thể bị mất ngủ và mệt mỏi.
Bên cạnh đó, các lợi khuẩn trong đường ruột cũng có tác dụng giúp bạn hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thực phẩm như protein, vitamin và chất dinh dưỡng khác. Nếu số lượng lợi khuẩn bị sụt giảm nghiêm trọng khiến đường ruột không khỏe, khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, cơ thể có thể bị thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng và khiến bạn hay thấy mệt mỏi, uể oải.
Lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột: 2 cách “dễ như trở bàn tay”
1. Duy trì lối sống lành mạnh
Thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày sẽ ảnh hưởng đến sự đa dạng và thành phần của hệ vi sinh đường ruột. [13] Chính vì vậy, để hệ vi sinh đường ruột cân bằng, bạn sẽ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học với đa dạng các loại thực phẩm.
Cụ thể, bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt vì những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, giúp cung cấp thức ăn cho vi khuẩn đường ruột, tránh các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều chất béo và hạn chế uống rượu, bia [14]. Ngoài ra, bạn cũng nên thêm vào chế độ ăn các thực phẩm có chứa các lợi khuẩn tự nhiên như sữa chua, dưa cải ngâm, kim chi, trà kombucha…
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn cũng nên chú ý đến việc thay đổi lối sống. Tập luyện thể dục thể thao có thể giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng vận động thường xuyên bằng cách đi bộ sau bữa ăn hoặc duy trì chế độ tập luyện với 30 phút hoạt động thể chất trong vài ngày một tuần. Ngoài ra, chú ý ngủ đủ giấc, ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi đêm và tránh căng thẳng.
2. Bổ sung vi sinh vật có lợi với men ống vi sinh chứa bào tử Bacillus Clausii
Để hệ vi sinh đường ruột nhanh lấy lại sự cân bằng, việc bổ sung vi sinh vật có lợi cho đường ruột đóng vai trò rất quan trọng. Có nhiều cách để bổ sung vi sinh vật có lợi cho đường ruột, trong đó dùng men ống vi sinh là giải pháp đơn giản, hiệu quả và toàn diện nhất. Bởi men ống vi sinh cực kỳ tiện lợi, có thể uống mọi lúc mọi nơi, phù hợp với mọi đối tượng, mọi độ tuổi, kể cả người kén ăn hay mắc chứng không dung nạp lactose.
Để mang lại hiệu quả tốt nhất khi dùng, bạn sẽ cần hết sức kỹ lưỡng trong việc lựa chọn men ống vi sinh. Bởi tuy cùng là sản phẩm bổ sung men vi sinh nhưng các sản phẩm men vi sinh trên thị trường có đa dạng chủng loại. Vì thế, bạn cần quan tâm đến việc chọn lựa men ống vi sinh phù hợp với bản thân. Vậy chúng ta nên chọn loại men vi sinh nào?
Bạn nên ưu tiên chọn men vi sinh có thể hoạt động tốt ở đường tiêu hóa. Bacillus Clausii là một trong những chủng lợi khuẩn có khả năng hình thành bào tử và được đưa vào cơ thể dưới dạng bào tử. Với tính ổn định và tính đề kháng cao, bào tử Bacillus clausii có thể sống sót và tồn tại được trong môi trường axit dạ dày, nhiệt độ môi trường bên ngoài và ảnh hưởng của kháng sinh. Điều này có nghĩa là Bacillus clausii có thể hoạt động tốt trong đường ruột – đúng nơi mà chúng ta cần tác động.
Hiện trên thị trường đã có mặt sản phẩm men ống vi sinh có chứa đến 4 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus Clausii, nhằm mang đến hiệu quả cao trong việc cân bằng hệ khuẩn đường ruột. Đây là sản phẩm dạng uống đơn giản, dễ dùng hàng ngày, mang đến hiệu quả cao trong việc cân bằng hệ khuẩn đường ruột.
Qua những chia sẻ về 4 dấu hiệu mất cân bằng ở hệ vi sinh đường ruột và bí quyết để giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh lấy lại sự cân bằng, hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe đường ruột. Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, chủ động bổ sung 4 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus Clausii mỗi ngày để giúp hệ vi sinh đường ruột được cân bằng nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Get To Know Your Gut Microbiota
Gut dysbiosis is linked to hypertension
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: