Trẻ nhỏ bị phù não có sao không?
Trẻ nhỏ bị phù não là hiện tượng một vùng hoặc toàn bộ cơ quan não xuất hiện sự tích tụ của dịch, làm tăng áp lực bên trong sọ. Cụ thể hơn, nguồn oxy cung cấp lên não bị hạn chế, có thể dẫn đến chết não. Theo các bác sĩ, hậu quả của hội chứng này gây ra là rất nguy hiểm, có thể không phục hồi được. Mức độ ảnh hưởng và biến chứng đều phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh mà chỉ là hội chứng. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ có nguy cơ tử vong cao.
Triệu chứng của hội chứng phù não dễ nhầm lẫn với các bệnh lí thông thường, do đó nếu nhận thấy trẻ chóng mặt, thường xuyên buồn nôn,v.v.. Cần sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị phù não
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phù não ở bé. Cụ thể là:
- Khối u trong não gây chèn ép, che lấp lỗ thoát của dịch não tuỷ.
- Nhiễm trùng do virus hay vi khuẩn xâm nhập. Ví dụ: bệnh viêm não,..
- Não bị chấn thương do va chạm, tai nạn giao thông,..
- Thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ
- Xuất huyết ở não: Khi mạch máu nội sọ bị vỡ, gây viêm và làm tăng áp lực bên trong.
- Tác động của độ cao: Xảy ra với độ cao khoảng 4000 mét.
- Nguyên nhân khác: Ngộ độc khí CO, nhiễm nọc độc của vài loài bò sát,…
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị phù não
Các thống kê cho thấy, triệu chứng của hội chứng phù não không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lí thông thường. Từ đó, gây ra tâm lí chủ quan, phớt lờ cho người bệnh, khiến quá trình điều trị bị chậm trễ. Cụ thể:
- Chóng mặt, hoa mắt
- Thường xuyên buồn nôn hoặc bị nôn ói
- Mất ý thức, trí nhớ
- Đầu và cổ bị đau
- Thị lực suy giảm
- Động kinh
- Rối loạn hô hấp, có dấu hiệu ngừng thở
Biến chứng nguy hiểm
Việc mắc hội chứng phù não đối với trẻ nhỏ là rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao. Nói cách khác, phù não sẽ làm tăng áp lực nội sọ, khiến mạch máu bị chèn ép, nguồn oxy cung cấp từ máu đến não bị cản trở. Nếu kéo dài, một hoặc nhiều vùng ở não sẽ bị tổn thương, thiếu hụt oxy trầm trọng, thậm chí chết não. Từ đó, gây ra nhiều biến chứng nặng nề về sức khoẻ, hay tính mạng của bé. Vì vậy, trẻ cần được cấp cứu ngay khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực.
Cách chăm sóc khi trẻ bị phù não
Dưới đây là một vài lưu ý khi chăm sóc đối với trẻ bị phù não:
- Đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị hợp lí
- Tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ
- Tránh để bé vận động nhiều
- Theo dõi tình trạng, nhiệt độ cơ thể của bé
- Tham khảo phương án hạ sốt của bác sĩ để xử lí tình huống nhanh chóng
- Tái khám đúng hẹn
- Giúp bé giữ vệ sinh cơ thể
- Thường xuyên dọn dẹp, làm sạch môi trường sống
- Trao đổi với bác sĩ để tạo thực đơn phù hợp cho bé
- Không ép trẻ ăn quá nhiều, nên chia thành nhiều bữa.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị phù não
Những biện pháp gợi ý nhằm phòng tránh phù não ở trẻ em:
- Tiêm ngừa vắc-xin các bệnh gây ảnh hưởng não cho bé đầy đủ
- Thường xuyên dọn dẹp, làm sạch môi trường sống
- Cho bé đeo đồ bảo hộ khi đi ra đường, chơi đùa
- Đưa trẻ đi khám sức khoẻ định kì
- Đảm bảo dinh dưỡng cung cấp cho bé theo nhu cầu của lứa tuổi
- Hạn chế té ngã, va chạm, đặc biệt là ở đầu
- Tham khảo phương án phòng tránh tổn thương não khi thay đổi áp suất, độ cao.
- Tạo thói quen giờ giấc sinh hoạt ổn định, lành mạnh.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị phù não phải làm sao? Trẻ nhỏ bị phù não có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo