Trẻ nhỏ bị não úng thủy có sao không?
Trẻ nhỏ bị não úng thủy là hiện tượng tích tụ lượng dịch não nhiều hơn mức bình thường, gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lí mà là hậu quả gây ra bởi nhiều bệnh lí khác nhau. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi; nhưng nhìn chung, tỉ lệ mắc bệnh là cao nhất đối với trẻ sơ sinh (khoảng 1:500). Ngoài ra, hiện tượng úng thủy được cho là rất nghiêm trọng, đe dọa đến cả tính mạng của trẻ. Do đó, bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu.
Não úng thủy có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ, do đó, bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện các dấu hiệu như: kích thước vòng đầu to bất thường, da đầu mỏng, chán ăn,v.v…
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị não úng thủy
Theo thống kê, nguyên nhân gây ra hiện tượng úng thủy ở não của trẻ nhỏ khá đa dạng. Cụ thể có hai nhóm chính dựa trên thời gian xuất hiện, bao gồm:
Bẩm sinh
- Dị tật ở não: giãn não thất, hẹp cống não, nang màng nhện,…
- Khuyết tật ống thần kinh: Nứt đốt sống
- Trong giai đoạn thai kì, mẹ mắc một số bệnh nhiễm trùng: sởi, rubella, virus viêm gan,..
- Mẹ bầu sử dụng rượu bia quá mức
- Tiền sử gia đình
Sau khi chào đời
- Chèn ép khoang não: do va chạm, chấn thương vùng đầu
- Não bị xuất huyết bên trong: Thường gặp nhất ở trẻ thiếu vitamin K
- Kém hấp thu dịch não tủy
- Hệ thần kinh bị nhiễm trùng
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị não úng thủy
Các biểu hiện khi trẻ mắc não úng thủy được cho là rất đa dạng. Cụ thể là:
- Kích thước vòng đầu to bất thường: Đây là biểu hiện dễ nhận biết nhất.
- Da đầu mỏng, nổi rõ mạch máu
- Chán ăn, bỏ bú
- Nôn mửa
- Sốt, co giật
- Tay chân kém linh hoạt, chậm chạp
- Khó tỉnh táo, thường xuyên buồn ngủ
- Đau đầu
- Phồng ở các thóp (trước và sau)
Biến chứng nguy hiểm của não úng thủy
Các bác sĩ cho rằng, tình trạng não úng thủy là rất nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu không, các biến chứng của hiện tượng này để lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của con. Cụ thể, hệ thần kinh bị tổn thương nặng, dẫn đến các di chứng:
- Viêm màng não mủ
- Động kinh
- Một số khuyết tật bên ngoài: mù, điếc
- Bại liệt
- Chậm phát triển thần kinh
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị não úng thủy
Dưới đây là các gợi ý về phương pháp chăm sóc cho trẻ khi mắc não úng thủy:
- Lập tức đưa con đến bệnh viện
- Tham vấn phác đồ của bác sĩ và lựa chọn phương pháp phù hợp
- Hạn chế các va đập ở đầu của con
- Tránh ép bé hoạt động mạnh
- Thảo luận với bác sĩ để đưa ra thực đơn phù hợp
- Cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa
- Chú ý giữ vệ sinh cá nhân cho cả bệnh nhi và người chăm sóc
- Thường xuyên lau dọn khu vực bé nghỉ ngơi nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh khác
- Nên chia ra nhiều bữa ăn nhỏ để bé không quá no hay quá đói
- Lựa chọn, chế biến thực phẩm hợp vệ sinh
- Tránh dùng thực phẩm sống, chưa chín kĩ
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị não úng thủy
Các lưu ý về biện pháp phòng tránh hiện tượng não úng thuỷ ở trẻ nhỏ mà bố mẹ nên tham khảo:
- Khám thai định kì đúng hẹn
- Tiêm ngừa đầy đủ theo gợi ý của bác sĩ khi mang thai (các bệnh nhiễm trùng,..)
- Mẹ bầu cần có chế độ dưỡng thai hợp lí, đặc biệt ở thời kì đầu
- Tránh lạm dụng rượu, bia và tránh xa khói thuốc trong giai đoạn mang thai
- Luôn cho bé mang đồ bảo hộ khi chơi thể thao, tham gia giao thông
- Không để trẻ tự đi vào vùng trơn trượt
- Thực hiện tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ
- Nhắc nhở bé hạn chế chạy giỡn quá mức
- Thường xuyên trông chừng trẻ khi chơi đùa
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị não úng thủy phải làm sao? Trẻ nhỏ bị não úng thủy có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo