Bà bầu ăn đậu nành non edamame được không?
Đậu nành non edamame dùng để chỉ trái đậu nành được thu hoạch khi còn xanh chưa chín và là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời như protein, chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin. Edamame được ăn rộng rãi ở Nhật Bản. Gần đây, nó cũng đã trở thành một món ăn nhẹ phổ biến trên nhiều nơi khác trên thế giới. Các sản phẩm đậu nành hữu cơ chủ yếu được khuyến khích tiêu thụ trong thời kỳ mang thai.
Đậu nành non edamame giàu protein, axit folic, canxi và vitamin A & B, nó là một trong những thực phẩm được khuyên dùng nhất cho sức khỏe thai kỳ của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, trước khi bà bầu ăn đậu nành non edamame nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sức khỏe không ổn định.
Hàm lượng dinh dưỡng của đậu nành non edamame
Năng lượng 446Kcal
Carbohydrate 30g
Protein 36g
Chất xơ 9g
Chất béo 20g
Đường 7g
Vitamin C 10%
Vitamin B-6 20%
Kali 1797mg
Natri 2mg
Magiê 70%
Lợi ích khi bà bầu ăn đậu nành non edamame
1. Giàu folate
Bà bầu ăn đậu nành non edamame sẽ được cung cấp một lượng folate tốt (một loại vitamin B). Lượng folate này giúp giảm thiểu dị tật bẩm sinh và cả chuyển dạ trước sinh ở mẹ bầu.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Đậu nành non edamame cung cấp đầy đủ Vitamin A cũng như vitamin B giúp cơ thể bảo vệ và tái tạo tế bào và đặc biệt giúp mẹ bầu giảm căng thẳng lo âu trong thai kỳ.
3. Thực phẩm ít calo
Đậu nành edamame là một loại thực phẩm ít calo, giàu chất dinh dưỡng. Mặc dù bà bầu ăn đậu nành non edamame sẽ mau cảm thấy no nhưng không quá lo lắng vì không phải nạp nhiều năng lượng vào cơ thể.
4. Kiểm soát huyết áp ổn định
Triệu chứng phổ biến nhất của thai kỳ là tăng huyết áp và hay thay đổi huyết áp. Bà bầu ăn đậu nành non edamame có thể bổ sung một lượng carbohydrate phong phú và nhiều chất chống oxy hóa giúp kiểm soát tình trạng trên
5. Chống táo bón
Đậu nành non edamame rất giàu chất xơ. Vì vậy, vấn đề táo bón khi mang thai có thể được ngăn chặn vì tiêu hóa thức ăn và chất thải di chuyển trong cơ thể.
6. Giàu protein thực vật
Đậu edamame rất giàu với lượng protein do đó nó giúp giảm kháng insulin.
7. Hệ xương và răng chắc khỏe
Hàm lượng canxi đầy đủ trong Edamame rất tốt cho sự hình thành xương và răng vì em bé đang phát triển không ngừng nên tăng trọng lượng trên cơ thể mẹ. Nó cũng có lợi cho một trái tim khỏe mạnh, thần kinh cũng như cơ bắp.
8. Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Edamame cung cấp magiê rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
9. Bổ máu
Edamame có hàm lượng sắt tốt giúp cơ thể bà bầu ngừa tình trạng thiếu máu.
Món ngon từ đậu nành non edamame cho bà bầu
1. Đậu nành edamame luộc
Nguyên liệu
250gr đậu nành non edamame
1l nước
40g muối
Hướng dẫn
Bước 1: Đun nước sôi và muối. Thêm đậu nành non edamame và nấu trong 5 phút cho đến khi đậu mềm.
Bước 2: Đổ ra rổ và để ráo nước.
Bước 3: Bày ra đĩa và rắc một ít muối lên trên. Bà bầu có thể ăn đậu khi còn nóng hoặc để lạnh.
2. Đậu xào tam sắc
Nguyên liệu
1 muỗng canh dầu ô liu
1 củ hành tây, thái hạt lựu
2 tép tỏi, băm nhỏ
1 chén đậu nành non edamame đã bóc vỏ
2 chén hạt ngô
400gr cà chua bi, cắt đôi
⅓ Chén lá húng quế tươi cắt nhỏ
1 muỗng nước cốt chanh tươi
Cách làm
Bước 1: Đun nóng dầu trong chảo lớn trên lửa vừa cao. Thêm hành tây và nấu cho đến khi mềm, khoảng 3 phút.
Bước 2: Cho tỏi vào và đảo đều. Thêm đậu nành non edamame và tiếp tục nấu, khuấy thỉnh thoảng, cho đến khi ấm qua, khoảng 3 phút.
Bước 3: Thêm ngô và nấu cho đến khi ấm qua, thêm 3 phút nữa. Khuấy cà chua bi vào và nấu thêm 5 phút nữa.
Bước 4: Khuấy toàn bộ húng quế và nước cốt chanh vào. Nêm với muối và hạt tiêu để vừa khẩu vị.
Lưu ý khi bà bầu ăn đậu nành non edamame
Phụ nữ mang thai bị dị ứng đậu nành hay đang dùng thuốc loãng máu và thuốc chống trầm cảm tuyệt đối không được ăn đậu nành edamame hoặc các thực phẩm từ đậu nành dưới mọi hình thức. Kỹ lưỡng hơn, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đậu nàn non edamame.
Mẹ bầu không được ăn quá nhiều đậu nành non edamame vì sẽ gây phản tác dụng như như tiêu chảy, táo bón và co thắt dạ dày.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kì an toàn và khỏe mạnh với bé cưng. Đừng quên ghé medplus mỗi ngày để cập nhật thông tin về sức khỏe.
- Bà bầu ăn hạt hồ đào được không? 9 lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu ăn tiết lợn được không? 7 lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu ăn lá trầu không được không? 5 tác hại cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu ăn mận Hà Nội được không? 7 lợi ích mẹ bầu không nên bỏ qua
- Bà bầu ăn rong nho được không? 7 lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu ăn bề bề được không? 7 lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé
- Bà bầu ăn củ cải đỏ được không? 5 lợi ích bà bầu không nên bỏ qua
Nguồn: Tổng hợp