Bà bầu ăn hạt carom được không?
Hạt carom, hay còn phổ biến với cái tên Ajwain, là loại gia vị có cùng một họ với thì là, tiểu hồi cần, và tiểu hồi. Hạt carom được sử dụng thường xuyên trong việc chuẩn bị hầu hết các món ăn Ấn Độ vì tính chất hương vị và khả năng chữa bệnh của nó. Hạt carom, khi bà bầu ăn sống, có thể có vị đắng hoặc cay. Tuy nhiên, cần cẩn thận để ăn nó trong chừng mực. Nếu các mẹ không thể ăn hạt carom ở dạng thô thì có thể ngâm chúng trong nước và uống nước hạt carom.
Hạt carom giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất và chất xơ. Vì vậy, phụ nữ mang thai cũng có thể được hưởng lợi từ việc ăn hạt carom trong quá trình thai kỳ.
Hàm lượng dinh dưỡng của hạt carom
Dưới đây là giá trị dinh dưỡng cho 100 gr hạt carom:
Calo 305 Kcal
Tổng chất béo 25 gm
– Chất béo bão hoà 4 gm
– Axit béo không bão hòa đơn 5 gm
– Chất béo không bão hòa đa15 gm
Natri 10 mg
Tổng lượng carbohydrate 43 gm
Chất xơ 39 g
Protein 16 g
Lợi ích khi bà bầu ăn hạt carom
1. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và đường ruột
Trong quá trình thai kỳ, nhiều phụ nữ mang thai hay bị đầy hơi, đầy hơi, axit và khó tiêu do tử cung đang phát triển có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Bà bầu ăn hạt carom cung cấp thymol cho cơ thể giúp tăng tốc độ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tổng thể của ruột và giúp giảm các rối loạn dạ dày.
2. Giảm táo bón
Mang thai có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột của người phụ nữ, có thể dẫn đến táo bón. Bà bầu ăn hạt carom khi mang thai có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và giúp giảm được táo bón khó chịu này.
3. Tăng cường sức đề kháng
Bà bầu ăn hạt carom khi mang thai có thể chữa cảm lạnh và ho và loại bỏ đờm.
4. Giảm cholesterol
Các nghiên cứu đã được thực hiện chỉ ra rằng hạt carom cũng giúp giảm mức cholesterol xấu và chất béo trung tính ảnh hưởng xấu đến cơ thể, và tăng mức cholesterol tốt (HDL).
5. Chống vi khuẩn và viêm nhiễm
Hạt carom cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm đáng kinh ngạc. Các hoạt chất có trong loại hạt này giúp chống lại sự phát triển lây lan của vi khuẩn như salmonella và E.coli, nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, bà bầu ăn hạt carom cũng có lợi nếu đang gặp vấn đề với sức khỏe như viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng.
Món ăn từ hạt carom cho bà bầu
1. Nước hạt carom
Nguyên liệu
2 muỗng cà phê hạt carom
2 cốc nước
Cách làm
Bước 1: Nấu sôi nước và hạt carom trong nồi, khuấy đều và đun trên lửa vừa trong 8 đến 10 phút.
Bước 2: Tắt lửa và lọc bỏ bã hạt. Các mẹ có thể thưởng thức nước carom ngay khi còn ấm hoặc để ngăn mát uống sau đó.
2. Bánh snack Nimki Ấn Độ
Nguyên liệu
1 chén bột mì đa dụng
1/2 chén bột mì nguyên chất
1/2 muỗng cà phê hạt thì là đen
1 muỗng cà phê hạt Carom
¼ thìa cà phê bột chaat Masala
Bơ ghee
Dầu ăn
Muối
Cách làm
Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu vào một cái bát và trộn đều. Thêm bơ ghee tan chảy và trộn. Thêm nước đủ để tạo ra một bột nhào. Đậy kín và đặt sang một bên trong 20 ~ 30 phút.
Bước 2: Chia bột thành 3 ~ 4 miếng, sau đó cán dẹp từng viên thành một vòng tròn. Chú ý làm cho bánh không quá dày hoặc quá mỏng.
Bước 3: Cắt bột đã cán thành những viên kim cương nhỏ.
Bước 4: Đun nóng dầu để chiên. Chiên nimki trên lửa vừa cho đến khi vàng nâu cả hai mặt. Khi đã bánh vàng đều 2 mặt thì vớt ra và lót khăn giấy cho thấm dầu. Lúc bánh nguội hoàn toàn, các mẹ có thể thưởng thức ngay hoặc cất nimki vào hộp kín.
Lưu ý khi bà bầu ăn hạt carom
Bà bầu ăn hạt carom với số lượng phù hợp trong thai kỳ sẽ đạt được các lợi ích xứng đáng. Tuy nhiên, nếu sử dụng với số lượng quá mức trong bữa ăn có thể gây ra tác dụng phụ nhất định. Việc ăn quá nhiều có thể tăng nhiệt trong cơ thể và tác động tiêu cực đến thai nhi, nó cũng có thể gây chóng mặt và tăng buồn nôn ở mẹ bầu.
Các mẹ ăn hạt carom trực tiếp dưới dạng hạt, ở dạng bột hoặc ở pha nước. Hầu hết các phụ nữ mang thai thích uống nước hạt carom trong khi mang thai vì nó dễ dùng hơn.
Khi mang thai, điều quan trọng là bà bầu ăn hạt carom với số lượng phù hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa hạt này vào chế độ ăn uống của bạn nhé.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kì an toàn và khỏe mạnh với bé cưng. Đừng quên ghé medplus mỗi ngày để cập nhật thông tin về sức khỏe.
- Bà bầu ăn dầu ô liu được không? 7 lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu ăn su hào được không? 8 lợi ích mẹ bầu không ngờ
- Bà bầu ăn mì pasta được không? 7 lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu ăn bơ Ghee được không? 5 lợi ích bất ngờ cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu uống nhiều trà đen được không? 4 tác hại cho sức khỏe thai kỳ
- Bà bầu ăn dầu thầu dầu được không? 5 tác hại khôn lường cho mẹ và bé
Nguồn: Tổng hợp