Bà bầu ăn mè đen được không?
Hạt mè, còn có tên khoa học là Sesamum indicum, là loại thực phẩm rất phổ biến trong căn bếp mỗi gia đình. Mè có màu trắng, đen, vàng và đỏ, tùy thuộc vào chủng loại. Đối với bà bầu, hạt mè đen có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ lẫn con. Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc mẹ sử dụng mè trong thời gian mang thai là không an toàn. Việc cho rằng hạt mè có thể gây sẩy thai vì làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây mất cân bằng là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, hạt mè rất tốt cho sức khỏe vì chúng giàu sắt, canxi, axit amin, protein, axit oxalic, vitamin B, C và E
Với những công dụng của vừng đen, các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu có thể ăn mè đen trong quá trình mang thai. Trong hàm lượng dinh dưỡng của mè đen chứa nhiều dưỡng chất rất có lợi cho bà bầu và thai nhi.
Hàm lượng dinh dưỡng của mè đen
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100gr hạt mè đen nguyên hạt, rang hoặc nướng được liệt kê như sau:
Calorie – 565 kcal
Carbohydrate – 25,7g
Protein – 17g
Chất xơ – 14g
Chất béo – 48g
Canxi – 989 mg
Magiê – 356 mg
Phốt pho – 638 mg
Vitamin A – 9 IU
Vitamin B1 – 0,8mg
Vitamin B3 – 4,6 mg
Folate – 98 mcg
Lợi ích khi bà bầu ăn mè đen
1. Giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
Táo bón là một vấn đề bà bầu thường gặp trong thời gian mang thai. Hạt mè rất giàu chất xơ nên giúp nhuận tràng tự nhiên, giảm táo bón thai kỳ. Bà bầu ăn mè đen trong mỗi bữa sẽ giúp hệ tiêu hóa của mình hoạt động tốt hơn.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Hạt mè có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu. Khi mang thai, sức đề kháng của các mẹ thường thấp. Do đó, bà bầu ăn mè đen trong thai kỳ sẽ làm tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể, bảo vệ bạn khỏi cảm lạnh và cúm.
3. Giàu canxi tốt cho răng và xương
Phụ nữ mang thai thường hay bị thiếu canxi vì một lượng lớn canxi đã bị mất đi trong quá trình nuôi dưỡng xương của bé phát triển. Hạt mè là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cho bà bầu giúp làm chắc xương và ngăn ngừa các bệnh răng miệng.
4. Bổ sung năng lượng
Hạt mè là một trong những thực phẩm giúp tăng sức mạnh tốt nhất cho sức khỏe thai kỳ. Mè giúp tăng sức mạnh cơ bắp và thần kinh, làm giảm sự suy yếu cơ và căng thẳng, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.
5. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên lưu ý đến vấn đề tim mạch. Hạt mè đen có chứa chất ôxy hóa, chống viêm nên ngăn ngừa được những bệnh liên quan đến tim như xơ vữa động mạch, đột quỵ …
6. Làn da mịn màng khỏe khoắn
Một công dụng không thể phủ nhận của hạt mè đen đó chính là ngăn ngừa các nếp nhăn, ngăn ngừa tia UV từ mặt trời. Bà bầu ăn mè đen sẽ có một làn da khỏe khoắn và căng tràn sức sống.
7. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Bên cạnh gạo lứt, từ xưa đến nay người ta vẫn coi hạt mè đen là thực phẩm sử dụng an toàn chống lại bệnh tiểu đường bởi nó có tác dụng điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể. Để phòng ngừa tiểu đường trong thai kỳ, bà bầu nên có kế hoạch ăn mè đen. Ngoài ra mè đen cũng ít qua chế biến nên đảm bảo an toàn khi sử dụng.
8. Dễ đẻ, lợi sữa
Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, phụ nữ có thể sử dụng vừng đen 3 lần/tuần để việc sinh nở dễ dàng hơn. Không chỉ có vậy, bà bầu ăn mè đen cũng giúp các chị em có nhiều sữa, sữa chất lượng hơn vì trong mè đen có nhiều canxi, vitamin và các dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể.
Món ăn từ mè đen cho bà bầu
1. Pudding sữa hạnh nhân mè đen
Nguyên liệu
- 1 muỗng canh bột gelatin không hương vị
- 2 muỗng canh nước lọc
- 1/4 chén bột mè đen không đường
- 1/3 chén đường
- 1 và 1/4 cốc sữa hạnh nhân
- 1/2 muỗng cà phê nước ép gừng
- 1/3 cốc kem whipping cream, đánh đến khi mềm
Cách làm
Bước 1: Cho bột gelatin vào nước trong một cái bát. Để qua một bên.
Bước 2: Trộn đều bột mè và đường trong một bát vừa. Cho từ từ sữa hạnh nhân vào đánh, sau đó thêm nước ép gừng.
Bước 3: Làm tan chảy gelatin trong nước sôi cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Thêm vào hỗn hợp sữa hạnh nhân và khuấy. Cho kem whipping vào hỗn hợp sữa. Khuấy từ từ cho đến khi hỗn hợp hơi đặc lại.
Bước 4: Đổ hỗn hợp sữa hạnh nhân trong một bát lớn rồi đặt vào nước đá. Làm lạnh trong 2 đến 3 giờ sau rồi thưởng thức.
2. Chè mè đen bổ dưỡng
Nguyên liệu
- Mè đen (vừng đen): 100g
- Bột sắn dây: 50g
- Đường cát: 150g
- Nước dừa tươi: 200ml
- Nước lọc: 600ml
- 1 củ gừng nhỏ
- Dừa nạo: 100g
Cách làm
Bước 1: Xử lý mè đen
- Mè đen sau khi mua về cần ngâm vào nước để loại bỏ vỏ, hạt lép, nhặt hết sạn và tạp chất có trong mè, tránh khi nấu chè có hiện tượng lạo xạo do cát hoặc sạn để lại.
- Vo sạch mè, để ráo nước, phơi khô rồi cho lên chảo rang đảo đều tay với lửa nhỏ để mè đen chín đều, không bị cháy. Mè chín là khi bạn nghe thấy tiếng nổ lách tách khi rang mè.
- Đổ 200ml nước dừa tươi đã chuẩn bị vào cùng với mè đen trong máy xay và xay đến khi mè đen nhuyễn mịn.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch rồi giã nhỏ
- Hòa tan 50g bột sắn dây vào 600ml nước lọc. Món chè mè đen có bột sắn dây sẽ sánh và ngon, ngậy hơn.
Bước 3: Nấu chè mè đen
- Bắc nồi lên bếp, cho hỗn hợp nước lọc và bột sắn dây đã hòa tan từ trước vào đun ở lửa nhỏ. Chú ý dùng đũa khuấy đều tay để bột sắn dây không bị vón cục, cho đến khi thấy nặng tay, bột chín và chuyển thành màu trong.
- Lúc này bạn cho hỗn hợp nước dừa mè đen vừa xay nhuyễn vào nồi. Cho thêm gừng tươi để giúp món chè dậy mùi hơn.
- Tiếp tục khuấy đều và nhanh tay trong khoảng 1-2 phút để các hỗn hợp hòa quyện tạo thành màu đen sánh mịn hấp dẫn.
- Cho thêm đường với độ ngọt tùy thích. Bạn cũng có thể cho thêm nước nếu thích ăn chè loãng. Đun sôi thêm vài phút nữa với lửa nhỏ và khuấy đều tay là bạn đã hoàn thành món chè mè đen siêu ngon.
Lưu ý khi bà bầu ăn mè đen
Hạt mè đen không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn làm tăng hương vị của món ăn. Tuy nhiên, dù hạt mè tốt nhưng bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều.
Có một vài tác dụng phụ của hạt mè mà các mẹ nên biết khi sử dụng loại thực phẩm này:
- Trước khi sử dụng mè đen, bạn phải xem xét mình có bị dị ứng với thực phẩm này hay không. Nếu bị dị ứng thì không nên dùng.
- Trong thời gian đầu thai kỳ, bạn nên ăn ít mè đen. Việc sử dụng mè đen chỉ khuyến khích chủ yếu ở tam cá nguyệt thứ 3 nhằm hỗ trợ việc sinh thường dễ dàng hơn.
- Nếu bạn vẫn còn có những thắc mắc về việc sử dụng mè trong thai kỳ, hãy hỏi kỹ bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, mẹ cũng nên tiêu thụ các loại thực phẩm khác như trái cây, nước ép từ trái cây hoặc nhăm nhi một chút quà vặt tốt cho sức khỏe mẹ bầu để mẹ luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai nhé.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kì an toàn và khỏe mạnh với bé cưng. Đừng quên ghé medplus mỗi ngày để cập nhật thông tin về sức khỏe.
- Bà bầu ăn dầu ô liu được không? 7 lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu ăn su hào được không? 8 lợi ích mẹ bầu không ngờ
- Bà bầu ăn mì pasta được không? 7 lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu ăn bơ Ghee được không? 5 lợi ích bất ngờ cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu uống nhiều trà đen được không? 4 tác hại cho sức khỏe thai kỳ
- Bà bầu ăn dầu thầu dầu được không? 5 tác hại khôn lường cho mẹ và bé
Nguồn: Tổng hợp