Chàm là một tình trạng viêm da, còn được gọi là viêm da dị ứng. Bệnh chàm có có thể gây kích ứng da, nổi mụn nước và phát ban. Nó cũng có thể dẫn đến các mảng da sần sùi xuất hiện theo thời gian. Để điều trị bệnh chàm, bạn có thể nhờ đến những can thiệp y tế hoặc một số cách khắc phục tại nhà.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống cũng phần nào ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Cụ thể, một số thực phẩm mà bạn ăn thường ngày sẽ tác động và làm bệnh chàm có thể nặng hơn hoặc giảm đi. Cùng Medplus tìm hiểu xem chế độ ăn cho người bị bệnh chàm như thế nào qua bài viết sau nhé.
1. Bệnh chàm là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
1.1. Bị chàm là bị gì?
Chàm là nhóm bệnh da viêm gây ngứa, được đặc trưng bởi sự thay đổi viêm của lớp trên cùng của da. Chàm là bệnh rất thường gặp, trung bình cứ 5 người thì có 1 người bị chàm vào một thời điểm nào đó trong suốt cuộc đời.
Bệnh chàm thường gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi. Nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn và người lớn. Các yếu tố kích hoạt di truyền và môi trường có thể là một trong những nguyên nhân phát triển tình trạng này, nhưng nguyên nhân của bệnh chàm vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Nhiều trẻ em “khỏi” bệnh chàm và ít hoặc không bùng phát khi trưởng thành.
1.2. Nguyên nhân của bệnh chàm
Nghiên cứu cho biết trẻ sơ sinh có thể ít bị bệnh chàm hơn nếu mẹ của chúng dùng men vi sinh và tránh uống sữa bò trong thai kỳ. Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong ba tháng đầu đời cũng ít có nguy cơ mắc bệnh chàm hơn.
Nhiều người bị chàm cũng được chẩn đoán là do dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, mỗi người đều có nhu cầu thực phẩm khác nhau và đây là một trong điều quan trọng ảnh hưởng đến bệnh chàm. Mặc dù không phải ai cũng gặp vấn đề với các thực phẩm dưới đây, tuy nhiên chúng là một trong số những món ăn khiến bệnh chàm thêm nặng:
- Sữa bò
- Trứng
- Sản phẩm đậu nành
- Gluten
- Quả hạch
- Cá
- Động vật có vỏ
1.3. Triệu chứng
Bệnh chàm thường có những triệu chứng như:
- Những mảng đỏ xuất hiện rải rác trên bề mặt da.
- Mảng đỏ trên da lây lan dần và gây ra tình trạng khô da, ngứa và khó chịu.
- Da rất dễ bị bong tróc hay có khi nứt nẻ thành từng mảng trên bề mặt.
- Nhiều vùng da nứt nẻ có thể bị rỉ máu.
- Đôi khi có sự xuất hiện của mụn trắng li ti.
- Mụn li ti có thể phát triển thành mụn nước và vỡ ra, chảy dịch…
2. Chế độ ăn cho người bị bệnh chàm
Ăn một số loại thực phẩm dường như không gây ra bệnh chàm, mặc dù nó có thể gây bùng phát nếu bạn đã mắc bệnh. Duy trì một chế độ ăn uống phù hợp với bệnh chàm là chìa khóa để kiểm soát tình trạng tổng thể. Không phải tất cả mọi người đều có phản ứng giống nhau hoặc bùng phát với các loại thực phẩm giống nhau.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm có chứa các đặc tính có thể giúp giảm bùng phát bệnh chàm.
2.1. Cá béo
Bạn có thể giảm các triệu chứng của bệnh chàm bằng cách ăn cá béo. Dầu cá chứa nhiều axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm. Do đó bạn cũng có thể cân nhắc việc bổ sung omega-3. Bạn nên nhận ít nhất 250 mg axit béo omega-3 hàng ngày. Hãy thêm cá béo vào chế độ ăn cho người bị bệnh chàm bạn nhé.
Những loại cá béo tốt là:
2.2. Thực phẩm có chứa quercetin
Quercetin là một flavonoid có nguồn gốc thực vật. Quercetin giúp cho nhiều loại hoa, trái cây và rau có màu sắc phong phú. Nó cũng là một chất chống oxy hóa và kháng histamine mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là nó có thể làm giảm viêm nhiễm cũng như mức độ histamine trong cơ thể bạn.
Thực phẩm giàu quercetin bao gồm:
- Táo
- Quả việt quất
- Quả anh đào
- Bông cải xanh
- Rau bina
- Cải xoăn
2.3. Thực phẩm có chứa men vi sinh
Hãy thêm thực phẩm có chứa men vi sinh vào chế độ ăn cho người bị bệnh chàm. Thực phẩm chứa probiotic (men vi sinh), như sữa chua, chứa các vi khuẩn sống giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Điều này có thể giúp giảm các cơn bùng phát hoặc phản ứng dị ứng.
Thực phẩm giàu probiotic bao gồm:
- Bánh mì bột chua
- Súp miso
- Dưa chua lên men tự nhiên
- Pho mát mềm, chẳng hạn như Gouda
- Dưa cải bắp không tiệt trùng
- Kefir…
3. Gợi ý thực đơn cho người bị bệnh chàm
3.1. Người bị bệnh chàm nên ăn gì?
1. Trái cây tươi, rau tươi (không thêm đường)
2. Các loại thảo mộc (tươi và khô)
- Rau mùi tây
- Rau kinh giới
- Nghệ
- Quế
- Thìa là
- Rau mùi…
3. Các loại hạt
- Quả óc chó
- Hạt lanh xay
- Hạt chia
- Hạt cây gai dầu
- Hạnh nhân
- Hạt điều
- Cá hồi
- Cá ngừ
- Cá mòi
- Các loại hạt: quả óc chó, hạt lanh xay
5. Thực phẩm giàu vitamin D
- Cá hồi
- Nấm
- Cá bơn
- Cá mòi
- Sữa hữu cơ
- Sữa chua
- Lòng đỏ trứng
- Ngũ cốc nguyên hạt
6. Các loại ngũ cốc
7. Probiotics
- Sữa chua,
- Kefir,
- Thực phẩm lên men
3.2. Chế độ ăn của người bị chàm không nên có gì?
1. Thực phẩm chế biến sẵn
- Thức ăn nhanh
- Thức ăn đông lạnh
- Thực phẩm đóng gói
- Đồ ngọt
- Đồ ăn nhanh như khoai tây chiên và bánh quy
2. Chất gây dị ứng
- Sữa bò
- Đậu nành
- Trứng
- Đậu phộng
- Hạt cây
- Động vật có vỏ
3. Gluten
4. Người bị bệnh chàm không nên ăn gì?
Những gì bạn ăn có thể không trực tiếp gây ra bệnh chàm, nhưng nó có thể làm tăng các triệu chứng. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn ăn một loại thực phẩm mà bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm.
4.1. Món ăn gây dị ứng
Chế độ ăn cho người bị bệnh chàm hạn chế chứa những thực phẩm gây dị ứng như:
- Các sản phẩm từ sữa
- Trứng
- Đậu nành
- Quả hạch
4.2. Thực phẩm chứa chất bảo quản, thành phần nhân tạo
Thực phẩm có chứa chất bảo quản và các thành phần nhân tạo cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Bạn cũng cần tránh những thực phẩm như:
- Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa,
- Bơ thực vật,
- Thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh.
4.3. Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm chứa nhiều đường cũng có thể làm bùng phát bệnh chàm. Đường làm cho mức insulin của bạn tăng đột biến, có thể dẫn đến viêm.
Các món thường chứa nhiều đường bao gồm:
- Bánh
- Nước ngọt
- Sinh tố
- Đồ ăn nhanh, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt
5. Kết luận
Trước khi loại bỏ bất kỳ loại thực phẩm nào, bạn hãy từ từ thêm thực phẩm đó vào chế độ ăn uống. Theo dõi bệnh chàm của bạn trong 4 đến 6 tuần để xác định xem bạn có nhạy cảm với thực phẩm đó không. Nếu các triệu chứng bệnh chàm trở nên tồi tệ, bạn hãy tránh ăn nó. Và ngược lại, nếu không có ảnh hưởng nào thì bạn có thể tiếp tục ăn nó.
Nguồn tài liệu: