Theo Dược Y Điển cổ : Rễ chè dung có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu khát, giảm đau, làm săn. Lá dung có vị chua, ngọt, có tác dụng trợ tiêu hoá, chữa đau bụng, tiêu chảy. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !


Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Chè dung hay còn gọi là chè lang, chè dại, duối gia
- Tên khoa học: Symplocos racemosa Roxb.
- Họ: Dung (Symplocaceae)
2. Mô tả cây
- Là một cây nhỏ cao1.5-2m, nhưng có thể cao 4-5m, lá mọc so le, đơn, nguyên, cuống ngắn, hình trứng thuôn dài, phía cuống hẹp hơi tù, phiến lá dài 9-15cm, rộng 3-6cm, mép có răng cưa ngắn, thưa, mặt nhẵn, khi khô có màu vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở nách hay đầu cành, cuống hoa ngắn, trên mặt có phủ lông mịn. Hoa thơm nên ong rất thích. Quả hạch ăn được thuôn dài, trên đỉnh phiến đài tồn tại, thịt quả màu tím đỏ. Hạt thường đơn độc, màu nâu.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Mọc phổ biến ở các tỉnh miền Bắc. Hái lá tươi về phơi hay sao khô để dùng dần. có nơi dùng vỏ thân hay vỏ rễ, bóc vỏ về phơi hay khô, vỏ mềm rễ gẫy vụn, màu vàng nâu nhạt, khi cắt ngang giữa lớp bần và lớp mô vỏ có một lớp màu đỏ, chứa một chất màu đỏ.
Thu hoạch
- Có thể thu hoạch chè dung vào tháng 9, 10 vì lúc này lá đã già và cho chất lượng tốt nhất.
Bộ phận dùng
- Theo kinh nghiệm dân gian, lá dung làm chè uống, giúp tiêu cơm, chữa đau bụng, ỉa chảy. Ở một số địa phương, người ta dùng vỏ thân hoặc vỏ rễ cũng với cùng tác dụng.
- Cách làm: tách bóc vỏ về, sơ chế bằng cách phơi hoặc sấy khô, bảo quản để dùng dần. Vỏ cây mềm, dễ gãy, vỡ vụn, có màu vàng nâu nhạt, khi cắt ngang có thể thấy ở giữa lớp bần và lớp mô vỏ xuất hiện một lớp màu đỏ. Ngoài cách dùng làm thuốc, cây này còn được dùng để nhuộm vải.
Chế biến
- Sau khi được thu hái về, cây sẽ được phơi khô, lấy lá đem hong nắng rồi đem bảo quản dùng dần.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Vỏ thân cây dung chứa một glycosid (chất này đem thuỷ phân cho D – glucose và pelargonidin).
- Lá chứa steroid, terpen, saponin.
- Trong cây dung còn chứa glucosid 3 – monogluco furanosid của 7 – 0 – methylleucopelargonidin.
B. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại chỉ ra rằng cây có những công dụng như: Phục hồi chức năng của gan, hạ đường huyết, điều trị bệnh mỡ máu cao, tác dụng chống viêm, giúp phục hồi vết viêm loét. Có thể sử dụng lá chè vào chữa các bệnh như:
- Tăng cường chức năng tiêu hóa cho cơ thể
- Tiêu cơm, giúp ăn ngon miệng hơn
- Điều trị các chứng bệnh tiêu hóa kém, đau bụng tiêu hóa, đi vệ sinh phân lỏng.
- Điều trị viêm dạ dày
- Chè dung giúp giảm cân
Đối tượng sử dụng:
[elementor-template id="263870"]
- Người suy giảm chức năng tiêu hóa
- Người ăn uống khó tiêu, kém ăn, đau bụng, đầy hơi
- Người mắc bệnh đại tràng, viêm nhiễm đường tiêu hóa
- Người mắc bệnh viêm dạ dày
- Người bình thường cũng có thể sử dụng hàng ngày để tăng cường sức khỏe và giải khát
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Rễ chè dung có vị ngọt, nhạt, tính mát
- Lá dung có vị chua, ngọt
Qui Kinh
- Chưa có tài liệu nghiên cứu
Công năng
- Rễ dung có tác dụng hạ sốt, tiêu khát, giảm đau, làm săn.
- Lá dung có tác dụng trợ tiêu hoá, chữa đau bụng, tiêu chảy.
Công Dụng
- Chè dung chữa đau dạ dày, chống viêm, chống khuẩn, chữa bệnh đau khớp, chữa mất ngủ; Giúp bổ huyết, chữa đau mắt, rửa các vết thương.
Lưu Ý
- Không chỉ riêng chè dung, các loại chè, trà khác cũng không nên uống vào buổi sáng sớm nếu như chưa ăn gì. Cần phải ăn sáng, tránh để bụng chống, vì khi để bụng rỗng, trong trà chè có tính axit, nên có thể gây mòn dạ dày.
- Khi bị các bệnh như tiểu đường, huyết áp thấp thì nên thận trọng sử dụng.
- Không lạm dụng các thảo dược.
- Nếu thấy dấu hiệu bị dị ứng da, ngứa da, cần ngưng sử dụng ngay lật tức.
Liều dùng
- Liều dùng trong ngày từ 20 đến 30gram lá chè dung hãm lấy nước (nên uống trong ngày).
Bài thuốc sử dụng


1. Chữa đau dạ dày
- Lá dung 120g; hương phụ tứ chế 60g, mai mực sao vàng 40g, nam mộc hương 40g, kê nội kim sao vàng 20g. Tất cả tán thành bột trộn đều. Ngày uống 2 lần, mồi lẩn 8g với nước đun sôi đổ nguội vào lúc đói, trước bữa ăn 1 giờ.
2. Giảm các cơn đau bụng và dùng để vệ sinh vết thương:
Dùng 20g lá chè, có thể chọn loại khô hay tươi đều được, hãm chung với 200ml nước. Đun sôi đến khi cạn còn khoảng 100ml là sử dụng. Dùng để uống, bã có thể vệ sinh vết thương.
3. Đau bụng do đau dạ dày:
- Kết hợp 120g lá chè dung, hương phụ tử 60g, mai mực và nam mộc hương mỗi loại lấy 40g, kê nội kim 20g. Tất cả nguyên liệu đem sao vàng và tán thành bột, trộn lại với nhau. Mỗi lần dùng lấy 8g, pha chung với nước ấm, dùng uống trước bữa ăn khoảng 1 tiếng.
4. Cách hãm nước lá chè dung giúp hỗ trợ tiêu hóa:
- Lấy 15-30g lá chè hãm cùng với 1 lit nước. Đun sôi trong khoảng 15 phút. Dùng trong ngày không để qua đêm. Duy trì liên tục liệu trình vài ngày để thấy sự cải thiện hệ tiêu hóa rõ rệt.
Cách pha chè dung có 2 dạng:
Cách 1:
– Mỗi lần nấu lấy 1 nắm chè rửa sạch
– Lấy 2l nước đun sôi.
– Cho chè vào hãm trong nước sôi 10 phút là được.
Cách 2:
– Mỗi lần nấu lấy 1 hoặc 2 nắm chè rửa sạch
– Lấy 2l nước lã đổ vào ấm sắc cùng lá chè dung
– Nước sôi thì cho nhỏ lửa đi, đun thêm 5 phút nữa là có thể dùng được
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam